CÔNG GIÁO VIỆT NAM
2021: Nhìn lại cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của người Công giáo Việt Nam trong một năm qua
(CGOL) Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 trong năm qua có lẽ không có quá xa lạ đối với mỗi người dân Việt, những tác động mà nó mang đến đã làm ảnh hướng rất lớn đến cuộc sống của người dân. Tính từ đầu năm đến ngày 18/11/2021, cả nước trải qua 4 đợt dịch và đã cướp đi sinh mạng của 23.476 người. Riêng TP.HCM có tới 17.305 nạn nhân tử vong, chiếm hơn 73%. Trên cả nước, 2.532 trẻ em bị mồ côi, trong đó có 81 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhiều tác động được dự báo sẽ kéo dài và nhiều thay đổi trong đời sống xã hội ngay cả khi hết dịch. Thế nhưng, với mong muốn góp phần chung tay đẩy lui dịch bệnh, người Công giáo Việt trong năm qua cũng đã cùng Chính phủ, lãnh đạo địa phương các cấp, hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ nơi tuyến đầu của dịch cùng chung tay góp sức trong cuộc chiến đại dịch Covid-19.
* Phục vụ nơi tuyến đầu của dịch
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, ta không thể quyên được hình ảnh đội ngũ y bác sĩ đang phục vụ tại các bệnh viện dã chiến đã vượt lên trên những khó khăn kể cả nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh, song bên cạnh đó không thế kể đến sự hy sinh âm thầm của các tình nguyện viên Công giáo ngày đêm đồng hành, hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Chị Nguyễn Thị Nga – một tình nguyện viên phục vụ tại Bệnh viện dã chiến chia sẻ: Là người Công giáo tôi biết tôi phải ý thức việc trong việc mình đang làm, và luôn cố gắng để phục vụ và có thể giúp đỡ những người đang ngày đêm cố gắng giành lấy sự sống. Qua các bệnh nhân tôi thấy mình càng phải biết quý trọng hơn sự sống này.
Hiện nay tại các bệnh viện dã chiến, số ca nhiễm ngày một tăng khiến các bệnh viện trở nên đông đúc, đội ngũ y bác sĩ làm việc không ngừng nghỉ, họ luôn trong trạng thái “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương” để có thêm sức lực giúp đỡ các bệnh nhân. Nhưng cũng nhờ có sự giúp đỡ của các tình nguyện viên họ đã đỡ gánh nặng của công việc.
Đánh giá về sự dấn thân của người Công giáo, bác sĩ chuyên khoa II Lê Anh Tuấn – phó Giám độc bệnh viện hồi sức chuyên môn điều trị Covid-19 cho biết: Đây là lần thứ 3 bệnh viện được tiếp nhận lực lượng tình nguyện viên tôn giáo giáo hỗ trợ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19. Tại bệnh viện tuyến cuối, chăm sóc, điều trị các bệnh nhân COVID-19 nặng, sự có mặt của tình nguyện viên tôn giáo là nguồn động viên rất lớn đối với lực lượng y bác sĩ, khẳng định lực lượng y tế không đơn độc trong cuộc chiến với COVID-19.
Trong thời gian qua, các tình nguyện viên tôn giáo đã nêu cao tinh thần xả thân phục sự làm tốt các công việc do bệnh viện điều phối, giúp y bác sĩ có thêm điều kiện làm tốt công việc chăm sóc, điều trị các bệnh nhân.
Bên cạnh sự hỗ trợ, giúp đỡ về chuyên môn, các tình nguyện viên tôn giáo còn mang đến cho lực lượng y bác sĩ, bệnh nhân sự hỗ trợ tinh thần, niềm lạc quan, tạo thêm năng lượng cuộc sống, qua đó góp phần tích cực cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.
Bà Phan Kiều Thanh Hương – phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM – bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn các chức sắc, chức việc, đồng bào tôn giáo đã nêu cao tinh thần thiện nguyện, xả thân tham gia hỗ trợ y bác sĩ, lực lượng tuyến đầu chống dịch, thể hiện truyền thống “tốt đời đẹp đạo” của tôn giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc.
Theo bà Thanh Hương, sự tham gia tích cực, không nề hà gian khổ, hiểm nguy của các tình nguyện viên tôn giáo tại các bệnh viện điều trị COVID-19 đã góp phần giảm tải áp lực công việc cho lực lượng y tế trong công tác điều trị bệnh nhân, góp phần tạo nên sức mạnh giúp thành phố sớm đẩy lùi, chiến thắng COVID-19.
“Chúng tôi đi làm vì các bạn. Xin các bạn ở nhà vì chúng tôi!” – đó là thông điệp từ chính đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe trên khắp cả nước. Dù đã có những người bị nhiễm bệnh, nhưng hơn bao giờ hết các y, bác sĩ, nhân viên y tế vẫn nỗ lực ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. Những cống hiến thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ và sự sẻ chia của tình nguyện viên Công giáo đã góp phần cùng các lực lượng tuyến đầu trong công tác điều trị dịch bệnh giúp bảo vệ sức khỏe cuộc sốc và bình yên đến cho các bệnh nhân đang điều trị.
* Lan tỏa tình bác ái yêu thương
Thành phố Hồ Chí Minh đã từng mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, là “đầu tầu kinh tế” đang lâm nguy, đang thiếu nhân sự, đang thiếu gạo, thiếu rau, thiếu tiền, thiếu thuốc và thiếu cả tương lai… Hàng vạn cụ già và trẻ em bán vé số, trà đá, hàng rong, taxi, xe ôm sẽ lấy gì ăn nếu không được ra đường trong những ngày tới đây? Công nhân xí nghiệp đào đâu ra tiền nếu một mai nhà máy giảm biên chế hoặc đóng cửa? một thành phố nhộn nhịp, sầm uất nhất cả nước ngày nào bỗng chốc bị con virus siêu nhỏ bé cô lập lại, khiến mọi mọi động từ kinh tế xã hội đến các lễ nghi tôn giáo đều phải đóng băng.
Kể từ ngày Thủ Tướng chính phủ ban hành chỉ thị 16, đặt thành Phố Hồ Chi Minh trong tình trạng giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày từ 0g ngày 09/07/2021. Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành ổ dịch lớn nhất nước với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Trước thực trạng đó, nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên, công nhân,… đang mắc kẹt vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều tổ chức, cá nhân thuộc các giáo phận, giáo xứ đều hướng về Sài Gòn lan tỏa tình yêu thương bác ái bằng những việc làm thiết thực như: những chuyến xe yêu thương, siêu thị mini, phiên chợ 0 động, cây ATM gạo, tặng máy trợ thở cho các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19, vv….đã góp phần tăng cường tình đoàn kết tốt đời, đẹp đạo ngay giữa cơn đại dịch.
Trước thực trang đó, ngày 9/7/2021 Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam – Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã gửi thư kêu gọi đồng bào công giáo Việt Nam cùng hướng về Sài Gòn – “Thương quá Sài Gòn ơi”. Lời kêu gọi của Đức Tổng giám mục Giuse ngay sau đó đã được mọi thành phần Dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái – Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu,… tích cực tham gia hưởng ứng và họ coi đây là cơ hội thực thi lời bác theo Lời Chúa dạy.
Anh Nguyễn Văn Vui (quê Thanh Hóa) – một công nhân tự do mắc kẹt tại Sài Gòn do ảnh hưởng của dịch chia sẻ: 5 năm đi làm xa nhà, tôi cũng dự tính cuối năm nay sẽ về quê ăn Tết nhưng dịch cứ bùng phát khiến công việc của tôi cũng không còn, số tiền tích góp sau thời gian đi làm để mua chút quà mang về quê giờ cũng không có. May mắn là hàng tuần có nhóm thiện nguyện công giáo đến tặng tôi những thùng mỳ, bó ray, chút gạo nên tôi cũng đỡ lo hơn. Tôi rất cảm ơn các nhóm thiện nguyện đã có những hoạt động ý nghĩa thế này.
Với những việc làm thiết thực, không chỉ các nhóm thiện nguyện mà còn nhiều tổ chức, cá nhân người công giáo vẫn đang âm thầm phục vụ, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn trong thời gian qua. Những việc làm ý nghĩa này càng nói lên tình yêu thương đồng loại, biết sẻ chia những người khó khăn trong cuộc sống, tất cả đang dìu dắt nhau trong những lúc khó khăn. Thông qua các phong trào, cuộc vận động của tổ chức, cá nhân tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn được lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Chặng đường chống dịch thời gian qua cho thấy càng trong khó khăn, tinh thần tương thân, tương ái càng được khơi dậy. Dịch bệnh sẽ qua đi nhưng sự tử tế, tình yêu thương được kết nối, lan tỏa từ những tấm lòng vàng vẫn còn đọng lại mãi, người trao và người được nhận đều cùng nhau nở nụ cười hạnh phúc và quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
* Cùng nhau chiến thắng đại dịch
Đại dịch COVID-19 như một bóng ma lan rộng và bao phủ mọi hoạt động của đất nước trong thời gian qua, chúng ta cũng đã chứng kiến các đội ngũ y bác sĩ, các tình nguyện viên nơi tuyến đến đầu của đại dịch làm việc cật lực ngày đêm không ngừng nghỉ trong công tác phòng chống dịch. Cùng với đó, với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, nhiều hoạt động tiếp sức, hỗ trợ từ vật chất đến tinh thần từ các tổ chức, cá nhân được mở ra hay ấm áp hơn nữa là những mô hình hay, hành động đẹp đang lan tỏa trong cộng đồng và ngày càng nhiều những câu chuyện tử tế được viết lên như một lời động viên mọi người đã góp phần nào khó khăn với người dân cùng vững tâm chiến thắng đại dịch.
Những chuyến xe với thật nhiều nhu yếu phẩm đã được các tình nguyện viên mang đến đến kịp thời, họ chấp nhận khó khăn, nguy hiểm nhưng họ muốn giúp người dân vơi bớt khó khăn, củng cố niềm tin vững tâm hơn trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Để có thể ngăn chặn, kiểm soát thành công dịch bệnh, sớm đưa mọi hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới, mỗi người dân cần ý thức, trách nhiệm và quyết tâm thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội, đặc biệt là trong khu vực cách ly, phong tỏa, mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bảo vệ cộng đồng để nhau vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Có thể nói, cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 là trách nhiệm và ý thức chung của toàn toàn dân. Hình ảnh người Công giáo Việt trong năm qua chung tay cùng cả nước chống dịch đã nói lên một sự lỗ lực bằng những việc làm nhỏ bé nhưng vô cùng nghĩa. Họ luôn hy vọng trên con đường chiến đấu với dịch bệnh, mỗi chúng ta không hề đơn độc, không phân biệt tôn giáo, giai cấp hay địa vị. Nhưng với tất cả nếu ai có niềm tin, có quyết tâm, cùng nhau vượt qua đại dịch và chắc chắn dịch bệnh sẽ mau chấm dứt và cuộc sống sớm trở lại nhộn nhịp./.
Trần Hà
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...