Câu Chuyện Sống Đạo

VĂN HÓA

Chữ Hiếu của người Công giáo Việt Nam trong ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán

Tháng hai 2, 2022 8:51 chiều
Chia sẻ
Chia sẻ

(CGOL) “Sông có nguồn, cây có cội Con người có tổ có tông có bà có ông, Làm con phải nhớ tổ tiên, làm con thảo hiếu trọn niềm……” Lời bài hát “Nhớ về tổ tiên” quen thuộc được vang lên vào mỗi dịp tết xuân về. Đối với người Công giáo, ngày mùng hai Tết là một ngày vô cùng đặc biệt, ngày dành để tưởng nhớ, biết ơn và cầu nguyện cho các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã được Chúa gọi về. Trong ngày này, thánh lễ cũng được cử hành cách trang trọng và linh thiêng nơi nghĩa trang Giáo xứ. Ở đó người sống, kẻ chết gặp nhau trong yêu thương, tưởng nhớ trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội. Điều này có ý nghĩa giá trị giáo dục con cháu biết sống chữ HIẾU với người đã khuất cũng như còn sống. Sinh ra và lớn lên nhưng không phải ai cũng may mắn biết được hết nguồn gốc nơi ta chào đời. Lòng biết ơn đối với người khác đặc biệt đối với người đã khuất đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có.

1 1

HÌnh ảnh người giáo dân tham dự Thánh lễ vào ngày 2 tết tại nghĩa trang Giáo xứ Hải Lập – Giáo phận Thanh Hóa

Đó chính là công sức của biết bao lớp người đi trước để lại cho ta. Trong điều răn thứ 4 của Kinh 10 điều răn Chúa dạy “Thảo kính cha mẹ”. Người Công giáo được dạy phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời. Đối với nhiều gia đình lương dân thường làm cơm cúng tổ tiên trong các ngày đầu năm mới thì với người Công giáo, họ không cúng bái mà chỉ thắp nén tâm hương và có riêng một ngày lễ để nhớ tới những người đã khuất trong dịp Tết, đó chính là ngày mùng 2 Tết. Trong ngày này, các con cháu trong gia tộc tụ họp tại nghĩa trang giáo tham dự thánh lễ, thắp nén nhang và đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn đã khuất sớm được tha thứ tội lỗi nơi trần thế để được về nước trời. Tuy không cúng bái linh đình như các gia đình lương dân nhưng trước Tết, người Công giáo đã dành hẳn cả tháng 11 dương lịch, gọi là Tháng các linh hồn để kính nhớ ông bà tổ tiên, người đã khuất. Trong tháng này, con cháu sẽ chỉnh trang mộ phần, vườn Thánh. Tối đến, vào một giờ nhất định cả làng lại cùng nhau ra vườn Thánh thắp hương, nến, hoa cầu nguyện cho người đã khuất. Cả vườn Thánh lung linh ánh nến, người người quy tụ tạo nên không gian ấm cúng linh thiêng, như xóa đi khoảng cách giữa người sống và người đã khuất. Hiện nay với guồng xoay của cuộc sống, một số người đã đề cao giá trị vật chất mà quên đi giá trị tình cảm gia đình. Do đó, trong thực tế không ít người như các biệt phái và luật sĩ ngày xưa, lớn tiếng tuyên bố lòng hiếu thảo, nhưng lại vịn đủ mọi lý do bận rộn, vất vả mà bỏ rơi hoặc khinh thường cha mẹ khiến họ sống trong sự thiếu thốn và cô đơn tủi nhục khi còn sống để rồi khi không còn thì mới cảm thấy sự hối hận.

2

Người Công giáo, họ không cúng bái mà chỉ thắp nén tâm hương và có riêng một ngày lễ để nhớ tới những người đã khuất trong dịp Tết, đó chính là ngày mùng 2 Tết.

“Sông có nguồn, cây có cội Con người có tổ có tông có bà có ông Làm con phải nhớ tổ tiên, làm con thảo hiếu trọn niềm……” Lời bài hát “Nhớ về tổ tiên” quen thuộc được vang lên vào mỗi dịp tết xuân về. Đối với người Công giáo, ngày mùng hai Tết là một ngày vô cùng đặc biệt, ngày dành để tưởng nhớ, biết ơn và cầu nguyện cho các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã được Chúa gọi về. Trong ngày này, thánh lễ cũng được cử hành cách trang trọng và linh thiêng nơi nghĩa trang Giáo xứ. Ở đó người sống, kẻ chết gặp nhau trong yêu thương, tưởng nhớ trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội. Điều này có ý nghĩa giá trị giáo dục con cháu biết sống chữ HIẾU với người đã khuất cũng như còn sống. Sinh ra và lớn lên nhưng không phải ai cũng may mắn biết được hết nguồn gốc nơi ta chào đời. Lòng biết ơn đối với người khác đặc biệt đối với người đã khuất đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người đi trước để lại cho ta. Trong điều răn thứ 4 của Kinh 10 điều răn Chúa dạy “Thảo kính cha mẹ”. Người Công giáo được dạy phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời. Đối với nhiều gia đình lương dân thường làm cơm cúng tổ tiên trong các ngày đầu năm mới thì với người Công giáo, họ không cúng bái mà chỉ thắp nén tâm hương và có riêng một ngày lễ để nhớ tới những người đã khuất trong dịp Tết, đó chính là ngày mùng 2 Tết. Trong ngày này, các con cháu trong gia tộc tụ họp tại nghĩa trang giáo tham dự thánh lễ, thắp nén nhang và đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn đã khuất sớm được tha thứ tội lỗi nơi trần thế để được về nước trời. Tuy không cúng bái linh đình như các gia đình lương dân nhưng trước Tết, người Công giáo đã dành hẳn cả tháng 11 dương lịch, gọi là Tháng các linh hồn để kính nhớ ông bà tổ tiên, người đã khuất. Trong tháng này, con cháu sẽ chỉnh trang mộ phần, vườn Thánh. Tối đến, vào một giờ nhất định cả làng lại cùng nhau ra vườn Thánh thắp hương, nến, hoa cầu nguyện cho người đã khuất. Cả vườn Thánh lung linh ánh nến, người người quy tụ tạo nên không gian ấm cúng linh thiêng, như xóa đi khoảng cách giữa người sống và người đã khuất. Hiện nay với guồng xoay của cuộc sống, một số người đã đề cao giá trị vật chất mà quên đi giá trị tình cảm gia đình. Do đó, trong thực tế không ít người như các biệt phái và luật sĩ ngày xưa, lớn tiếng tuyên bố lòng hiếu thảo, nhưng lại vịn đủ mọi lý do bận rộn, vất vả mà bỏ rơi hoặc khinh thường cha mẹ khiến họ sống trong sự thiếu thốn và cô đơn tủi nhục khi còn sống để rồi khi không còn thì mới cảm thấy sự hối hận.

Trần Hà

ddff

(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...

nsgh.net 1

(NSGH)  Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...

1234

(NSGH)  Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...

qqqw

(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...

museum

(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...

nsgh.net 1

(NSGH)  Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....

wwww

(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...

dddd

(NSGH)  Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...

cong bang xa hoi

(NSGH)  Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...

eeeeeeeeeeeeeeeee

(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...

OVAN KE

(NSGH)  Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...

kinh man coi

(NSGH)  Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...

ddd

(CGOL)  Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...

eeeeeeeeee

(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...

ccccccccccccccccccccccccccccccc

(NSGH)  Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...

2222

(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...

1234

(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...

ddddddddddddd

(CGOL)  - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...

ddddvvvvvvvvvvv

(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...

error: Bạn cần được NSGH cho phép thao tác !!