SỐNG ĐẠO
Xây dựng Tình Huynh Đệ trong đời sống thường ngày
(CGOL) Cuộc sống cộng đoàn đôi khi có vẻ như vượt quá sức con người và là một sự lãng phí sinh lực vô ích, đặc biệt đối với những người hăng say dấn thân hoạt động và bị chi phối bởi một nền văn hoá duy hoạt động và cá nhân chủ nghĩa. Đức Ki-tô ban cho con người hai điều chắc chắn căn bản: chắc chắn được yêu vô biên và chắc chắn có khả năng yêu không giới hạn. Ngoài Thập Giá và sự phục sinh của Đức Ki-tô – được hiện tại hóa mỗi ngày nơi bí tích Thánh Thể, không gì có thể ban phát đầy đủ và dứt khoát hai điều chắc chắn này cùng với sự tự do bởi hai điều đó mà ra. Qua đó, những người tận hiến dần dần thoát khỏi nhu cầu muốn là trung tâm vũ trụ và chiếm hữu (hoặc lấn át) người khác, cũng như thoát khỏi sự sợ hãi trao ban chính mình cho chị em. Đúng hơn, họ học biết yêu như Đức Ki-tô đã yêu họ, với tình yêu nay được đổ tràn đầy lòng họ, làm cho họ có khả năng quên mình và hiến mình như Chúa đã làm. Trong việc xây dựng đời sống cộng đoàn, cần phải dẹp bỏ ảo tưởng cho rằng mọi sự phải đến từ những người khác, và cần (phải) giúp mỗi người khám phá ra, với lòng biết ơn, tất cả những gì mình đã nhận lãnh và thực sự đang nhận lãnh từ tha nhân. Ngay từ đầu, nhất thiết phải chuẩn bị để mình không phải chỉ là “khách hàng” của cộng đoàn, nhưng trên hết, phải là những người xây dựng cộng đoàn; những người có trách nhiệm đối với sự thăng tiến của chị em; những người cởi mở và có khả năng lãnh nhận “hồng ân” của người khác; những người có thể giúp đỡ và được giúp đỡ; những người có thể thay thế và có thể được thay thế. Nên nhớ rằng, sự thành toàn người tu sĩ đạt được, đều qua cộng đoàn của mình. Ai thử cố sống một cuộc đời tự lập, tách biệt khỏi cộng đoàn, chắc chắn không gặp được con đường an toàn dẫn tới sự trọn lành của bậc mình.
Mỗi ngày, cộng đoàn lại lên đường, được giáo huấn của các Tông Đồ nâng đỡ: “Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ; coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,10) ; “Hãy đồng tâm nhất trí với nhau” (Rm 12,16); “Hãy đón nhận nhau, như Đức Ki-tô đã đón nhận anh em” (Rm 15,7) ; “Tôi tin chắc rằng… anh em… có khả năng khuyên bảo nhau” (Rm 15,14); “Anh em hãy chờ nhau” (1Cr 11,33); “Hãy đem lòng yêu thương mà làm tôi lẫn nhau” (Gl 5,13); “Hãy an ủi nhau” (1 Tx 5,11); “Hãy lấy tình bác ái mà chịu đựnglẫn nhau” (Ep 4,2); “Phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau” (Ep 4,32); “Vì lòng kính sợ Đức Ki-tô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau” (Ep5,21); “Hãy cầu nguyện cho nhau” (Gc 5,16); “Anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau” (1 Pr 5,5); “Chúng ta được hiệp thông với nhau” (1 Ga 1,7); “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí… nhất là cho những anh em cùng trong đại gia đình đức tin” (Gl 6,9-10). Nhất thiết phải trau dồi những đức tính cần có trong tất cả các mối quan hệ nhân bản: sự kính trọng, lòng tốt, sự chân thành, tự kiềm chế, lịch thiệp, biết khôi hài và tinh thần chia sẻ. Sự hiện diện của những tu sĩ lớn tuổi trong các cộng đoàn có thể rất tích cực. Một tu sĩ đã cao niên mà vẫn không để những phiền luỵ cũng như những giới hạn về tuổi tác chế ngự được mình, nhưng cứ sống vui vẻ, yêu thương và hy vọng, thì tu sĩ đó lại trở nên nguồn nâng đỡ quý giá đối với những người trẻ. Các tu sĩ cao niên mang lại một chứng tá, sự khôn ngoan và lời cầu nguyện, đó là nguồn động viên thường xuyên cho những người trẻ trong hành trình tâm linh và tông đồ của họ. Hơn nữa, người tu sĩ quan tâm đến những tu sĩ cao niên sẽ đem lại một sự khả tín có tính cách Tin Mừng cho Hội dòng của mình như là một “gia đình đích thực được quy tụ nhân danh Thiên Chúa”. Do đó, cuộc sống cộng đoàn là nơi mà mỗi tu sĩ có thể dễ dàng trở thành của lễ dâng Chúa và quà tặng cho anh em nếu họ thật sự muốn. Cha Olivaint -một bậc thầy tu đức đã từng nói: “Ban sáng, khi tôi cử hành Thánh Lễ, chính tôi là tư tế và Đức Ki-tô là tế vật. Nhưng suốt ngày, chính Đức Ki-tô là tư tế và tôi là tế vật”.
Vì Thánh Thể, trên thế giới sẽ không có những cuộc đời vô ích nữa, không một ai còn nói “cuộc sống của tôi ích gì? Tại sao tôi được sinh ra?” Bạn được sinh ra vì một mục đích đẹp đẽ nhất: trở thành một hy tế sống động, một “Thánh Thể” cùng một lúc với Đức Giê-su. “Nguyện xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng con trở nên của lễ muôn đời dâng tiến Chúa” (Kinh Nguyện Thánh Thể III)./.
Trần Hà
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...