PHỤNG VỤ
Mục vụ quản trị Giáo xứ theo hình thức nào ?
(NSGH) Mục vụ quản trị giáo xứ là một trong những bận tâm lớn của bất cứ ứng viên nào muốn tiến tới ơn gọi linh mục giáo phận. Bởi lẽ những gì học được trong các môn học tại Chủng Viện, những giờ đào tạo thiêng liêng và nhân bản, cũng như những giờ thực hành công tác mục vụ cũng chỉ có mục đích thực tiễn là giúp người chủng sinh có thể thực thi đức bác ái mục tử trong việc quản trị giáo xứ19. Để có thể quản trị giáo xứ tốt và theo ý Giáo Hội, chúng ta cần có khả năng cộng tác và làm việc chung với người khác. Hai mô hình quản lý mục vụ quy mục tử và tham gia đồng trách nhiệm có thể bổ sung cho nhau và giúp cho chúng ta có thể
Chúng ta cùng nhìn qua những nét chính của hai mô hình quản lý mục vụ, được nói tới trong cuốn Tổng quát về mục vụ cho các ngành nghề của Cha Giáo Giuse Tạ Huy Hoàng (Bằng Hữu và nhóm bạn):
Mô hình tham gia quy mục tử (The participative pastor-centered model): Hạn từ ‘quy mục tử’ nghe có vẻ tiêu cực vì cho chúng ta cảm tưởng về một Giáo Hội nặng tính giáo sĩ trị thời xưa. Nhưng thật ra không phải vậy. Từ mục tử có nhiều ý nghĩa mà chúng ta cần phải hiểu đúng. Đầu tiên, Vị Mục Tử tối cao của đoàn chiên là Đức Giêsu Kitô. Kế đến là các vị mục tử của Dân Chúa như các giáo hoàng, giám mục và linh mục, đại diện Chúa Kitô và Giáo Hội để chăm sóc cho đoàn chiên. Dĩ nhiên mọi người đều phải quy hướng về Đức Kitô là vị mục tử tối cao. Nhưng cũng cần phải quy hướng về vị giám mục / đấng bản quyền / cha sở là hình ảnh của Đức Giêsu mục tử. Kiên quyết không vâng lời các vị mục tử trong Giáo Hội trong mọi sự là biểu hiện của việc chối bỏ chính Chúa Kitô mục tử. Là những tín hữu, chúng ta tin rằng chính Chúa Kitô vẫn đang lãnh đạo Giáo Hội của mình với sức thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, cho dù vẫn có những vị mục tử không tốt làm gương xấu trong Giáo Hội đây đó… Cần tránh một thái độ ngây thơ loại bỏ hoàn toàn việc quy chiếu về cá nhân vị mục tử, vì có những vấn đề không thể giải quyết được nếu không quy về chức năng của vị mục tử. Khi ai cũng cho rằng mình đúng, thì quyết định của vị mục tử sau khi đã lắng nghe, dàn xếp, trao đổi, cân nhắc, phân định lợi hại thiệt hơn giữa các luồng ý kiến là rất quan trọng20. Bởi vì nếu không thì không thể thống nhất được công việc. Nếu thiên niên kỉ
thứ nhất được coi là thiên niên kỉ của giáo sĩ, thiên niên kỉ thứ hai là của của tu sĩ, thì thiên niên kỉ thứ ba được coi là thiên niên kỉ của giáo dân. Người linh mục cần công nhận vai trò và sự cộng tác của giáo dân trong việc tham gia quản trị giáo xứ, dưới sự điều hành của vị mục tử21. Tuy nhiên, khi có những quyết định quan trọng thì chính vị mục tử cần phải quyết định chứ không thể để mặc những cộng sự viên của mình tự quyết trong cãi vã và bất đồng, bởi vì vai trò của vị mục tử là nguyên lý của sự hiệp nhất, là điểm mà mọi người nhìn về mà quy chiếu và thực hiện. Bởi vì ngài có trách nhiệm trước các vị bề trên và trước mặt Chúa, nên ngài phải cân nhắc thật kĩ lưỡng, tránh tình trạng chỉ quyết định dựa vào cảm tính cá nhân của tình tư dục, thiên vị người này hơn người kia (thân thiết người giàu mà hất hủi người nghèo, nghe lời người có chức quyền mà khinh miệt kẻ bé mọn, dành đặc quyền cho những ai mình thích hay những người có nhan sắc, những người chịu nịnh bợ mình…) hay quyết định cách độc tài độc đoán theo ý riêng mình, lạm dụng quyền bính, hành xử theo kiểu giáo sĩ trị và thiếu lắng nghe, trao đổi.
Mô hình tham gia đồng trách nhiệm (The model of participative of co-responsibility): Thần học truyền thống vẫn hình dung Giáo Hội như một thể chế từ trên xuống dưới như một thứ kim tự tháp (pyramid), từ Thiên Chúa xuống Đức Giáo Hoàng, rồi tới các giám mục, linh mục, phó tế, các tu sĩ và giáo dân. Với công đồng Vatican II, mô hình kim tự tháp xưa kia được thay đổi bằng những hình tròn đồng tâm với nhau. Trong những vòng tròn ấy, chính Đức Kitô là trung tâm. Từ đó lan ra dần là các thành phần dân Chúa. Không có
chuyện ai có phẩm giá cao hơn ai, vì mỗi người đều nhận được hồng ân vô giá là bí tích rửa tội và được mời gọi nên thánh dù cho họ ở bậc sống nào đi nữa. Dù ở vị trí và bậc sống nào, thì mỗi người cũng đều được quy chiếu vào trung tâm ấy22. Mô hình này có thể giúp Giáo Hội thoát ra suy tư quy ngã (self-centered) và thói giáo sĩ trị, nhưng lại có nguy cơ cào bằng tất cả mọi ơn gọi, chức vụ và quyền hạn khi suy tư sai lệch về sự bình đẳng. Cần phải phân biệt giữa lãnh đạo (leadership) và quản trị (management). Cha sở không chỉ như nhà lãnh đạo là người làm việc đúng, hay là người quản trị là người làm việc cho đúng. Vị mục tử cần phải làm việc đúng và là người làm việc cho đúng. Trước đây chúng ta hay nói người giáo dân là cánh tay nối dài của vị mục tử (nói như thế thì cũng khá rồi, vì nhấn mạnh đến trách nhiệm của người giáo dân, nhưng cái nhìn như vậy thì yếu quá), gọi là đồng cộng tác (collaborator) cũng còn yếu, cần phải gọi là đồng trách nhiệm (co-responsible) hay đồng sự (co-worker). Đồng trách nhiệm không có nghĩa là làm việc như nhau nhưng cùng trách nhiệm với nhau. Không phải tất cả đều ngang nhau nhưng tất cả đều dành cho nhau. Đồng trách nhiệm là cùng coi Giáo Hội là gia đình của mình mà mỗi thành viên đều có quyền lợi và trách nhiệm tham gia và đóng góp. Nhưng mọi thứ bài trừ triệt để vai trò của các thừa tác viên Giáo Hội hay háng giáo sĩ cách chung đều là những biến dạng và lạm dụng bị méo mó mô hình đồng trách nhiệm này.
Sau khi đã nhìn qua hai mô hình trên, khi bản thân được bổ nhiệm với vai trò của một cha chính xứ, người viết sẽ áp dụng quy tắc nào đây ?
Thiết tưởng, cách khôn ngoan là áp dụng cả hai quy tắc trên, linh hoạt theo từng sự việc, nhưng căn bản vẫn là mô hình tham gia quy mục tử. Nếu chỉ khăng khăng tất cả mọi sự đều phải quy mục tử, đời sống của giáo xứ sẽ nặng nề, trì trệ vì thiếu đối thoại, tham gia và sáng kiến của các thành phần dân Chúa, tệ hơn có thể dẫn tới thói giáo sĩ trị. Còn nếu chỉ áp dụng luôn luôn quy tắc đồng trách nhiệm thì sẽ có những lúc các thành viên không thể thấy được chức năng, vai trò và vị trí của mình và không việc không trôi chảy được vì thiếu sự nhất quán và hiệp nhất. Người mục tử phải tránh hai thái cực, hoặc độc tài một cách quá đáng hay ngược lại quá phụ thuộc vào ý kiến của mọi người, chờ tất cả đồng ý mới quyết định… Như vậy, làm sao để biết được lúc nào cần phải tuân theo mô hình nào? Có một thành ngữ latin tuy cổ xưa nhưng vẫn rất chính xác cho đến nay khi áp dụng, được coi như quy tắc vàng trong mục vụ: In necessariis unitas, in doubiis libertas, in omnibus caritas, nghĩa là “thống nhất trong những điều chính yếu, tương nhượng trong những điều tùy phụ và bác ái trong tất cả mọi sự.” Như vậy, trong những sự kiện quan trọng của giáo xứ và cần phải quyết định dứt khoát, chính vị mục tử cần tham khảo ý kiến mọi người, tôn trọng và coi mọi người như những người đồng trách nhiệm. Tập thể cũng có thể có quyền đưa ra đề xuất, nhưng quyết định sau cùng vẫn nằm ở vị mục tử, với ý thức rằng mình chỉ là người phục vụ cộng đoàn và phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa và bề trên. Và cũng lắm khi, chính vị mục tử cũng phải bỏ đi ý riêng của mình mà thuận theo đa số ý kiến của dân chúng, trong những vấn đề ít quan trọng hơn, miễn sao chúng không vi phạm, mâu thuẫn hay làm người ta hiểu sai về đức tin, luân lý hay cuộc sống của người Kitô hữu. Còn trong những vấn đề nhỏ nhặt hơn nữa thì rất thường khi cần có sự tương nhượng lẫn nhau giữa vị mục tử và cộng đoàn được giao phó cho mình.
Nhưng trên tất cả là đức bác ái, nhờ sống trong dung môi của lòng Chúa xót thương. Một vị mục tử có phải quyết định đi ngược lại với đa số dân chúng về một vấn đề nào đó nhưng cộng đoàn biết rõ rằng vị ấy tốt lành và muốn điều thiện hảo cho cộng đoàn thì họ vẫn có thể chấp nhận. Nhưng một vị không có đức bác ái trong phục vụ, thì dù có sử dụng mô hình tham gia đồng trách nhiệm đi nữa, cộng đoàn hoặc chỉ thấy vị đó thiếu trách nhiệm nên không muốn lãnh đạo cộng đoàn hoặc cố tình làm như thế, cho công việc hư đi nhân danh tinh thần dân chủ và sâu xa hơn là bị thúc đẩy bởi tinh thần tự ái. Giáo Hội không chỉ là một organization (tổ chức) nhưng là một organism (cơ quan, bộ phận sống động). Một organism luôn là organization (mắt, tai…) còn organization thì chưa chắc là organism. Muốn cộng đoàn giáo xứ thực sự là một cơ quan sống động chứ không phải chỉ là một tổ chức cơ chế vô hồn, thì nơi quy tụ cộng đoàn không chỉ là bàn giấy trong văn phòng nhà xứ, nhưng trên hết là ở nơi nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Giáo Hội, đó chính là Lời Chúa, là Thánh Thể, là Thánh Lễ. Một cộng đoàn được dưỡng nuôi trong mối tình hiệp thông với Thiên Chúa khi cùng ăn một tấm bánh, cùng uống chung một chén rượu sẽ biết cách hiệp thông với nhau dễ dàng hơn trong công việc.
Như vậy, tìm cách phối hợp hai mô hình trên sẽ đem lại hiệu quả cho việc quản trị giáo xứ theo tinh thần của Chúa và Giáo Hội nhưng căn bản vẫn là mô hình tham gia quy mục tử23. Chúng ta không chỉ đi đến Nhà Thờ, chính chúng ta là Giáo Hội (Don’t go to the Church, be the Church). Và Giáo Hội ấy là đoàn chiên mà vị Mục Tử nhân lành đã nói đến: “Con chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi” (Ga 10,14). Ngược lại, mỗi vị mục tử, đại diện cho Đức Giêsu Kitô đều phải ý thức rằng “Chúng tôi là tôi tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm những gì bổn phận chúng tôi phải làm” (Lc 17,10). Và toàn thể Giáo Hội cần phải sống tinh thần agapè của cộng đoàn các tín hữu tiên khởi (Cv 2,42-47) như một tấm gương đẹp đẽ, đáng quý mà chúng ta cần phải thường xuyên phân định và nhìn lại, để tìm ra thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời.
Giang Tâm – Con Chiên Nhỏ
19 CÔNG ĐỒNG VATICAN II, Sắc lệnh về đào tạo linh mục (Optatam totius), số 19
20 BẰNG HỮU VÀ NHÓM BẠN, Tổng quát về mục vụ cho các ngành nghề, NXB Đồng Nai, 2020, trang 347
21 CÔNG ĐỒNG VATICAN II, Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục (Presbyterorum Ordinis), số 6
22 CÔNG ĐỒNG VATICAN II, Sắc lệnh về hoạt động Tông đồ Giáo dân (Apostolicam actuositatem), số 2
23 BẰNG HỮU VÀ NHÓM BẠN, Tổng quát về mục vụ cho các ngành nghề, NXB Đồng Nai, 2020, trang 388
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...