SỐNG ĐẠO
Đổi mới phương thức Sống Chứng Nhân để Truyền giáo
( CGOL) Bài học về Sống Chứng Nhân
– “anh em thương mến nhau”, người ta căn cứ vào dấu này, nhận ra “anh em là môn đệ của Thầy.” (Ga. 13,35).
– “thấy những công việc tốt đẹp anh em làm” mà người ta “tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt. 5,16).
Khi nói điều này, Chúa Giêsu muốn chỉ dạy cho các môn đệ bài học về Sống Chứng Nhân.
Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi – Loan báo Tin Mừng, số 21 viết, “Tất cả mọi Kitô hữu được kêu gọi cho việc làm chứng này, và bằng cách ấy, họ (chúng ta) có thể là những nhà truyền bá phúc âm thực sự.”
Và Ngài khẳng định, đời sống chứng nhân của Kitô hữu kèm theo lời giảng mới có sức thuyết phục con người thời nay tin theo Đức Giêsu, “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân.” [1]
Sống chứng nhân là gì?
Sống chứng nhân cho Đức Giêsu Kitô, nghĩa là chúng ta không chỉ lấy lời nói, mà nhất là cách ăn ở, việc làm của mình mà tỏ cho người khác biết Chúa Giêsu Kitô.
Chẳng hạn, khi rao truyền lời mời gọi của Chúa Giêsu, hãy yêu thương, giúp đỡ người nghèo khó, đau khổ, … thì chính mỗi chúng ta phải thể hiện bằng hành động là làm những gì mình có thể để giúp đỡ những người nghèo – khổ trong cộng đồng cách thiết thực. Lời chúng ta nói phải đi đôi với việc chúng ta làm.
Một thực tế cần được điều chỉnh
Rõ ràng, Sống Chứng Nhân là một phương thức truyền giáo phù hợp với thời đại ngày nay, nhưng qua thực tế việc thực hành đời sống chúng nhân của người Kitô hữu có đôi điểm cần được đổi mới:
1. Ở nhiều cộng đoàn giáo xứ, thường có nhiều giáo dân ăn ngay ở lành, siêng năng việc kinh nguyện, … chu toàn bổn phận đạo đức, thờ phượng Chúa. Đành rằng, “… những chứng tá như vậy đã là một việc loan báo âm thầm Tin Mừng và là một việc loan báo rất mãnh lực và hiệu nghiệm.” [2] nhưng những “chứng từ của việc quan tâm đến con người, cũng như đến đức bác ái đối với thành phần nghèo khó, thành phần yếu kém và những kẻ khổ đau, …” [3] mang tính thuyết phục, có ý nghĩa truyền giáo cao hơn.
Vì vậy, để thực thi sứ vụ truyền giáo cúa mình, người Công giáo chúng ta cần được khuyến khích vượt khỏi chính mình, gia đình mình đến với những người khác trong cộng đồng nơi mình sinh sống, làm việc; dấn thân vào các hoạt động bác ái, các lĩnh vực khác nhau của xã hội, của đất nước, dân tộc. Vì “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ.” [4].
2. Trong một cộng đoàn giáo xứ, chúng ta có thể tìm được những cá nhân sống chứng nhân cách âm thầm hay tích cực như nói trên để truyền giáo; nhưng thật hiếm có “Gia đình sống chứng nhân”; hay “Cộng đoàn giáo xứ sống chứng nhân” trong một giáo hạt, giáo phận.
3. Về vấn đề này, như chúng ta biết, trước và sau Công đồng Vatican II trong Giáo Hội nổi lên phong trào tìm về cội nguồn của Kitô giáo. Chính lúc tìm về cội nguồn mà nhiều tín hữu khám phá ra giá trị và ý nghĩa của hai cộng đoàn đầu tiên: Cộng đoàn của Đức Giêsu với các môn đệ trong Phúc Âm và Cộng đoàn các tín hữu đầu tiên trong sách Tông Đồ Công Vụ.
Hai cộng đoàn này được coi là khuôn mẫu cho các cộng đoàn Giáo hội Cơ Bản mà Giáo hội đang mong muốn xây dựng ở mỗi giáo xứ, giáo họ ngày nay.
Xét về mặt truyền giáo, những Cộng đoàn Giáo Hội Cơ Bản có vai trò quan trọng, vì hai đặc điểm sau đây của nó luôn được chú ý, làm rõ:
1. a) Sống hiệp thông, thương yêu, đoàn kết, san sẻ, nâng đỡ nhau về tinh thần cũng như về vật chất. Chính đời sống huynh đệ này là một chứng tá sống động lôi cuốn nhiều người gia nhập Cộng đoàn.
2. b) Sống sứ mạng làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh không chỉ với tư cách cá nhân mà còn và nhất là làm chứng với tư cách gia đình, cộng đoàn qua các hoạt động phục vụ tha nhân [5].
Tạm kết
Như thế, để phương thức truyền giáo Sống Chứng Nhân có hiệu quả, thiển nghĩ bên cạnh việc khuyến khích, tạo cơ hội cho mỗi giáo dân trong mỗi cộng đoàn giáo xứ ngày càng dấn thân nhiều hơn vào những hoạt động bác ái, xã hội, …; là nổ lực của mọi người nhằm xây dựng cộng đoàn giáo xứ trở thành những cộng đoàn Giáo hội Cơ Bản.
Không phải dễ dàng, không phải ngày một ngày hai có thể thực hiện được nhưng không thể không bắt đầu những đổi mới.
Tôma Hoàng Kim Khánh
Chú thích:
[1]. Tông huấn Evangelii Nuntiandi – Loan báo Tin Mừng, số 41
[2]. Tông huấn Evangelii Nuntiandi – Loan báo Tin Mừng, số 21
[3]. Thông điệp Redemptoris Missio – Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, số 42
[4]. Cđ.Vat. II, Hiến chế Gaudium Et Spes – Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, số 1 Lời mở đầu.
[5]. http://www.chungnhanduckito.net/thangtien/Cong%20Doan%20Co%20Ban/04.htm
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...