BẠN ĐỌC
Trẻ em ở giáo xứ tôi ví von Ông trùm xứ như “Ông kẹ”
(CGOL) Nơi tôi sống thuộc miền sơn cước Tây Nguyên, trên toàn địa bàn huyện có hai ngôi Thánh đường. Một thuộc thị trấn, còn lại ngôi thánh đường cách thị trấn khoảng 30km nằm sâu trong rừng là nơi xa nhất của giáo phận Đà Lạt, đa số là các anh chị em dân tộc thiểu số .
Ông trùm quê tôi, được mệnh danh là người “hét ra lửa”
Tôi đã tham dự thánh lễ ở nhiều nhà thờ khác nhau, từ nông thôn đến thành thị. Và rồi tôi nhận thấy rằng ông trùm quê tôi rất cá biệt.Trong nêp nghĩ của nhiều người trẻ quê tôi , thì khái niệm ông trùm xứ là người đầy quyền uy, có thể nói rằng: “hét ra lửa”. Nghe tới “trùm”, thường ai cũng dè dặt, lo ngại, đặc biệt là các em thiếu nhi ,
Mỗi khi đi lễ, các bậc phụ huynh có con nhỏ, chỉ dám ngồi ở bên ngoài. Nhưng ngồi ngoài là phải giữ trật tự, các bạn nhỏ không được chơi đùa, chạy nhảy hay đi lang thang ngoài hành lang. Trong giờ lễ sẽ có một vài ông Trùm đi thăm dò, bạn nào đi lang thang sẽ bị la mắng, kiểu như trừng mắt, tét mông hoặc bị nhéo tai bắt quay ngay về chỗ . . .
Khi nghe danh ông trùm, thì trẻ như bị . . . trúng gió
Có một số bạn nhỏ khi đi lễ cùng cha mẹ, đang có ý định ra sân chơi là mẹ chỉ ngay vào ông Trùm là mặt các bạn ấy lại xị mặt xuống ngồi im. Có lần tôi thấy trước giờ lễ một bạn nhỏ leo lên bục gỗ để trước sân nhà thờ nhảy nhót thế là bị ông Trùm quản cầm roi vụt vào mông làm bạn ấy đau khóc ré lên, ba mẹ bạn nhỏ đến thế là cự cãi với ông Trùm.
Bênh cạnh đó có trường hợp khác, một lần ở trong nhà thờ, có một chị đưa con nhỏ khoảng 3 tuổi vào nhà thờ ngồi. Bản nhỏ ấy đứng ôm chân mẹ làm nhiều trò ngộ nghĩnh thì có ông Trùm ở dãy ghế bên kia cứ “hất tay chỉ chỏ”. Có thể nói qua những hành động ấy thì đều thu hút được rất nhiều sự chú ý của mọi người đang tham dự thánh lễ.
Trong thánh lễ, ban trật tự hoặc ông trùm là sự cần thiết cho việc giúp Linh mục phụng vụ thánh lễ nhưng những hành động ấy có cần thiết hay chỉ làm chia trí mọi người và làm cho mọi người khó chịu hơn khi đi lễ. Trong khi đó ở một nhà thờ trên thành phố tôi đã từng đến thì lại hoàn toàn trái ngược. Các bạn nhỏ được tự do vui vẻ đùa giỡn, có khi còn có em bé bò lên bậc cung thánh, giống như những thiên thần bên cung thánh vậy. Và thái độ của mọi người là ánh mắt yêu thương lẫn nụ cười trìu mến.
Lời Chúa chép rằng : “Cứ để trẻ em đến với Thầy và đừng ngăn cấm chúng” (Mt. 19, 14) .Có phải nơi đây đang đi ngược lại với đường lối phúc âm ? Dường như các bạn nhỏ ấy bị phân biệt kỳ thị, và ngăn cách từ một sự rào cản vô hình giữa trẻ em và nhà Chúa. Tại sao lại như thế, đáng lý ra các bà mẹ và các bạn nhỏ phải được ưu tiên hàng đầu mới phải chứ. Người phụ nữ sinh ra đã thiệt thòi, khi có con nhỏ lại càng gian truân và khó khăn hơn. Vậy mà khi đến nhà Chúa lại phải thu mình ở một nơi gọi là hành lang không cửa không quạt!
Những hành động, ứng xử đó của các ông Trùm quản tôi không rõ là do tự bản thân hay do quy định của giáo xứ. Nhưng tôi xin đưa ra một đề xuất và mong muốn Hội Thánh cần có một chế độ, một sự nhắc nhở hoặc một nguyên tắc, quy định rõ ràng để ưu tiên riêng cho các bà mẹ và các em nhỏ ban bố xuống tất cả các nhà thờ ở khắp mọi nơi, để khi đến nhà Chúa không chỉ các bà mẹ, các em nhỏ được thoải mái vui vẻ mà tất cả giáo dân được sốt sắng hơn khi tham dự thánh lễ và được phấn khởi, vui tươi hơn khi đến nhà Chúa!
Hải Thắm
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...