Câu Chuyện Sống Đạo

GÓC SUY TƯ

Bước vào xã hội công nghệ, trở về thế giới nội tâm

Tháng năm 17, 2022 8:18 sáng
Chia sẻ
Chia sẻ

(CGOL) Bước vào xã hội công nghệ, trở về thế giới nội tâm – Một phân tích về diện mạo và những mối lưu tâm cho người trẻ trong xã hội hiện đại

“Niềm hi vọng của con ở nơi Thiên Chúa” (Tv 39)

Trong bối cảnh xã hội ngày nay, có lẽ rất ít ai sống mà không can dự vào thế giới công nghệ, internet, nhất là giới trẻ. Tuy đâu đó vẫn có ý kiến cho rằng internet chỉ là “môi trường sống ảo”, nhưng dù quan điểm thế nào thì chúng ta vẫn phải nhìn nhận một sự thật rằng, internet đã len lỏi vào mọi ngóc ngách cuộc sống và đang trở thành công cụ hữu hiệu để kết nối mọi người khắp nơi trên thế giới lại với nhau. Việc kết nối toàn cầu của internet đã trở thành thuộc tính của xã hội hiện đại mà ngày nay người ta định danh bằng khái niệm xã hội số (Digital Society). Chính đặc điểm xã hội số đã tác động đáng kể đến sự định hình thế giới quan, nhân sinh quan của chúng ta, nhất là những người trẻ trong thế giới hiện đại này. Khi quan sát những chuyển biến xã hội Việt Nam đương đại, chúng tôi nhận thấy những thuộc tính xã hội số đã thúc đẩy xã hội chuyển biến nhanh chóng, khiến cho những cá nhân sống thời hiện đại bị phân mảnh với các chiều không gian sống khác nhau. Trong bối cảnh đó, các cuộc giải cấu trúc hoá, giải lãnh thổ hoá đang diễn ra như một cuộc tái sắp xếp lại các không gian xã hội nơi con người bị giằng co nhiều ý thức hệ khác nhau. Không gian xã hội số cho con người nhiều lựa chọn tự do thể hiện mình hơn nhưng đồng thời cũng diễn ra những cuộc xung đột nội tâm, giằng co hay vượt thoát để rồi tìm lại cho mình một trạng thái tự do nội tâm thực sự.

Dữ liệu chính của bài viết này là nguồn dữ liệu mà tôi và các cộng sự tại Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội (Social Life) tiến hành khảo sát xã hội về Nhận diện xu hướng sống của người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh (2018). Bên cạnh đó, các dữ liệu định tính do cá nhân tôi quan sát các trường hợp người trẻ theo Công giáo và những người không theo tôn giáo người Việt hiện nay. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những ý tưởng chính yếu về dung mạo người trẻ hiện nay, qua đó gợi mở những suy tư về thời đại mình đang sống với niềm hi vọng ơn cứu độ nơi Thiên Chúa đang đổ trần trên nhân loại với đầy rẫy những thách đố của thời đại.

Xã hội công nghệ số: sự kết nối và những cuộc vượt thoát của người trẻ

Ngày nay, sự kết nối toàn cầu đã thúc đẩy rất nhiều khía cạnh cuộc sống của con người phát triển như: văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị…Nhiều bạn trẻ xem đây là phương tiện tuyệt vời để bản thân bước ra thế giới, tìm cho mình một vị trí xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa mà không lệ thuộc vào các lợi thế về vốn xã hội, địa vị kinh tế, chính trị của gia đình, người thân. Nhiều bạn trẻ đã lựa chọn phương cách khởi nghiệm, tự tìm kiếm việc làm theo xu hướng tự do cá nhân không lệ thuộc vào các định chế truyền thống như biên chế, hợp đồng dài hạn trong công ăn việc làm của mình (Quách Thuyên Nhã Uyên, 2015).

Từ viễn cảnh này, Bùi Văn Nam Sơn đã đưa ra nhận định của xu hướng mới của đời sống xã hội khi bị tác động bởi cuộc cách mạng công nghệ 4.0: “Con người – thay vì sử dụng những hình mẫu định chế quen thuộc, sẽ cảm thấy “tính mềm dẻo” làm phai nhạt những “tính cách cố định”, buộc con người phải sẵn sàng “chấp nhận sự phân mảnh”. Kết quả sẽ hình thành mẫu người “mềm dẻo”: “một cái Tôi linh hoạt, một sự cắt dán của những mảnh vụn luôn biến động, luôn mở ngỏ với những trải nghiệm không ngừng mới mẻ. Đó chính là những điều kiện tâm lý chuẩn bị cho thế giới lao động ngắn hạn, không bền vững, không an toàn”. Bùi Văn Nam Sơn cũng nhận định: “Bây giờ thất nghiệp không phải là bi kịch nữa mà thất nghiệp còn là cơ hội để tôi kiến tạo cuộc sống riêng của tôi, không cần lệ thuộc vào nhà nước hay một công ty nào hết. Tôi tự khởi nghiệp, tôi tự tìm những sáng kiến cá nhân, tôi tự kết hợp với nhau làm một ngành nghề và vẫn có thu nhập đàng hoàng, và con người mềm dẻo sẽ trở thành một biểu tượng” (Nguyễn Đức Lộc, 2018).

Theo các quan điểm của xã hội học về tính hiện đại, khi bước vào đời sống xã hội hiện đại, đặc biệt là xã hội công nghiệp, con người đã phần nào giao nộp sự tự do cá nhân cho cơ chế vận hành lý tính. Một cơ chế mà theo nhà xã hội học Max Weber từng cảnh báo với hình ảnh “chiếc lồng sắt” (Iron cage) đã thúc ép con người phải hành động theo các nguyên lý hợp lý, lý tính của đời sống xã hội nếu không muốn bị gạt ra bên lề, bỏ lại sau lưng (Max Weber 1978).

Ngày nay, giới trẻ có thể thu nhận được nhiều thông tin đa dạng từ khắp mọi nơi trên thế giới. Đây được xem là một yếu tố quan trọng giúp họ có thêm nhiều sự lựa chọn trong nhận thức cũng như có được sự phản biện phù hợp đối với các thông tin họ tiếp nhận. Từ đó, “sự tự do lựa chọn của cá nhân nhiều hơn một trong hôn nhân, kết bạn, đào tạo, việc làm, giải trí, cư trú, tín ngưỡng và trong đời sống” trong khi “thế hệ trước, dường như chỉ có một con đường” (Nguyễn Minh Hoà 2017 :63). Nguyễn Minh Hòa cũng cho rằng: “họ có thể chọn trường học, chọn nơi làm việc, lấy vợ, chồng ở nơi khác, thậm chí họ có quyền từ bỏ quốc tịch, từ bỏ tổ chức, từ bỏ cha mẹ, quê hương, bản quán. Tăng sự lựa chọn đồng nghĩa với tự do, nhưng cũng có nghĩa gia tăng sự “hỗn loạn” (không chỉ mang ý nghĩa tiêu cực” (Nguyễn Minh Hoà 2017: tr 63).

Có thể thấy, sự kết nối toàn cầu đã thúc đẩy rất nhiều khía cạnh cuộc sống của con người phát triển như: văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị…Nhiều bạn trẻ xem đây là phương tiện tuyệt vời để bản thân bước ra thế giới, tìm cho mình một vị trí xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhiều bạn không ngừng tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, kiến thức và nhu cầu giải trí trên thế giới mạng và cho đến nay, cũng không ít người đã thực sự thành công trong sự nghiệp. Nhiều bạn trẻ xem đây như là một lối thoát cho các giải pháp việc làm trong bối cảnh các định chế chính thống vẫn còn nhiều vướng mắc bởi các quan niệm và cơ chế vận hành cứng nhắc, nhiều ràng buộc. Có lẽ, đối với các bạn trẻ hiện nay, ý niệm nghề nghiệp gắn với yếu tố “không gian” và “thời gian” theo thể thức quan niệm truyền thống không còn phù hợp và làm việc trong môi trường kết nối internet đang trở nên hấp dẫn hơn. Theo các quan điểm của xã hội học về tính hiện đại, khi bước vào đời sống xã hội hiện đại, đặc biệt là xã hội công nghiệp, con người đã phần nào giao nộp sự tự do cá nhân cho cơ chế vận hành lý tính. Một cơ chế mà theo nhà xã hội học Max Weber từng cảnh báo với hình ảnh “chiếc lồng sắt” (Iron cage) đã thúc ép con người phải hành động theo các nguyên lý hợp lý, lý tính của đời sống xã hội nếu không muốn bị gạt ra bên lề, bỏ lại sau lưng. (Nguyễn Đức Lộc, 2016)

Tuy nhiên, phải chăng con người luôn ở trong tư thế giằng co, vượt thoát ra khỏi những chiếc lồng sắt (iron cage) trong đời sống xã hội. Một nghịch lý cuộc đời trong cõi sống nhân sinh. Liệu rằng sự vượt thoát định chế hiện tại để tìm kiếm tự do cá nhân có giúp ta hoàn toàn tự do hay là lại tiếp tục cuộc hành trình giao nộp tự do cá nhân cho một định chế khác đang đón đợi phía trước.

Để kiểm chứng giả định này, chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ người trẻ và công nghệ số. Trước tiên, chúng tôi khảo sát khoảng thời gian dành cho việc sử dụng mạng xã hội, mà trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào hai mạng xã hội tương đối phổ biến trong giới trẻ đó là Facebook và Zalo. Kết quả khảo sát cho thấy, số giờ mà các bạn trẻ dành cho việc tương tác trênmang xã hội Facebook/ ngày là 3.3 giờ (max=24, min=0.08)  và số giờ các bạn tương tác công cụ mạng xã hội Zalo/ ngày trung bính : 2,2 giờ (max=24, min=0.03).

Khi phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa độ tuổi và thời gian dành cho việc tương tác trên mang xã hội, chúng tôi thấy nhóm người càng trẻ tuổi càng có xu hướng dành nhiều thời gian cho việc tương tác trên các mạng xã hội chẳng hạn như khi chúng tôi phân tổ theo bốn nhóm tuổi thì nhóm từ 15- 19 tuổi (thời gian trung bình dành cho Facebook: 3,9 giờ; Zalo: 2,2 giờ); nhóm 20 – 24 tuổi (facebook: 3,5 giờ – Zalo: 1,9 giờ); nhóm từ 25- 29 tuổi (facebook: 3 giờ – Zalo: 2,78 giờ); nhóm từ 30 – 35 (facebook: 1,67 giờ – Zalo: 1,6 giờ). Điều này cho thấy có xu hướng những bạn càng trẻ càng dành nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội, gắn chặt các nhu cầu cá nhân từ giải trí, học tập, kết bạn, mua bán trao đổi trên không gian mạng xã hội. Chính sự gắn bó các nhau cầu cá nhân của người trẻ cũng tạo ra những bản sắc mới của người trẻ gắn với công nghệ. Cho đến lúc này, mạng xã hội trở thành một nhu cầu thiết yếu, xét về mặt tương tác liên chủ thể trên không gian mạng.

Bảng 1. Thời gian sử dụng Facebook và Zalo phân theo nhóm tuổi

Untitled

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, số giờ sủ dụng facebook trung bình mỗi ngày của các người trẻ được khảo sát là 3,3h/ ngày, với số giờ nhiều nhất có thể lên đến 24h/ ngày và ít nhất là 0,08h/ ngày. Với Zalo, số giờ trung bình mỗi ngày người dùng bỏ ra cho ứng dụng này là 2,2h/ ngày, trong đó tối đa là 24h/ ngày, và thấp nhất là 0,03h/ ngày. Trong khi đó, thời gian sử dụng mạng xã hội trên toàn thế giới từ năm 2016 là 2h+/ ngày (Global Webindex 2012-2016).Xem thêm

Như vậy, có thể nhận thấy, số giờ trung bình mà người trẻ trong cuộc khảo sát này bỏ ra để sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là facebook đã cao hơn khoảng 1h/ ngày so với số thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình được khảo sát trên toàn thế giới. Những số liệu trên đây cũng phần nào cho thấy vai trò quan trọng của internet và mạng xã hội trong đời sống của người trẻ ở TP. HCM, đồng thời, cũng cho ta hiểu rõ hơn về nhu cầu sử dụng internet nói chung, và mạng xã hội nói riêng của giới trẻ.

Từ kết quả này, chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ giữa số lượng người trẻ tham gia mạng xã hội ở Việt Nam nói chung, ở TP. HCM nói riêng cách thức người trẻ thể hiện một kiểu “bản sắc số” như thế. Số liệu từ biểu đồ 34 cho thấy, trong tổng số 998 người trẻ tham gia trả lời về cảm giác khi không có kết nối internet trong 1 tuần, có tổng cộng 2324 lượt trả lời với tổng phần trăm theo từng trường hợp 233.1%. Trong 233.1% lượt trả lời, có 61.8% lượt trả lời cho biết họ sẽ không cập nhật được thông tin. Tiếp đến, 48.4% lượt trả lời cho biết họ sẽ cảm thấy trở ngại trong công việc. 37.5% lượt trả lời rằng họ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, số người cảm thấy việc này sẽ gây khó khăn trong học tập chiếm 33.5% và mất liên lạc với thế giới chiếm 27.8% lượt trả lời. 23.7% lượt trả lời cho biết họ cảm thấy không có vấn đề gì.

Biểu đồ 1. Cảm giác khi không có Internet trong 1 tuần

1 2

Điều này cho thấy ngày nay, nhu cầu sử dụng internet trong giới trẻ ngày càng cao, đặc biệt là trong việc sử dụng internet để cập nhật tin tức và làm việc. Ngoài ra, có đến 37,5% người cảm thấy “bứt rứt, khó chịu” khi không có internet dù không thật sự sử dụng nó cho mục đích gì cụ thể, và 27,8% người cho rằng thiếu internet sẽ cảm thấy “mất liên lạc với thế giới”. Điều này cho thấy, với đa số người trẻ, internet không chỉ được sử dụng nhằm phục vụ cho công việc, học tập và thông tin, mà đó còn được xem như là một thói quen mà nếu không có sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, họ cũng xem đó như là một phương cách kết nối với cộng đồng quan trọng.

Biểu đồ 2. Mục đích sử dụng Facebook, Zalo

2

Những “cái Tôi” bị phân mảnh trong một thế giới đa chiều

Cách đây vài năm, trong một làn gặp gỡ đồng nghiệp người Mỹ gốc Việt tại Mỹ. Chị xuất thân trong gia đình theo đạo Công giáo và di cư sang Mỹ và đang làm nghiên cứu tiến sĩ về nhân học tôn giáo với chủ đề quan tâm nghiên cứu là đời sống đạo của người theo Công giáo và Cao Đài. Vị đồng nghiệp này cho tôi biết rằng việc chị làm luận án tiến sĩ này cũng là dịp để chị đi tìm kiếm Thiên Chúa theo cách thức của chị và tôi thật sự ấn tượng với hình ảnh ví von về niềm tin ngày nay giống như hình ảnh đi ăn buffet (rất khác với bữa cơm gia đình truyền thống). Ở không gian tiệc buffet, thực khách có thể tuỳ chọn những món mình thích và muốn ăn bao nhiều tuỳ thích. Chị kể cho tôi nghe những cuộc tìm kiếm đức tin của chị không chỉ trong truyền thống Công giáo của gia đình mà còn ở không gian tôn giáo khác, điển hình như ở đạo Cao Đài. Tôi cũng khá ngạc nhiên khi quan sát thấy có những người như chị đồng nghiệp bằng nhiều cách thức nỗ lực đi tìm kiếm Thiên Chúa ở những nơi chốn khác nhau. Họ lên núi Hymalaya để tìm mối liên hệ cho một giả thuyết rằng Chúa Giê-su từn đến đó trong “Những năm Chúa Giê-Su đi vắng”[2] vốn đã viết thành sách và được xuất bản tại Mỹ. Tôi nhận ra ở nơi chị và sau này gặp gỡ thêm các đồng nghiệp của chị là một nỗ lực đi tìm kiếm Thiên Chúa theo cách riêng của mình trong một thế giới đầy hỗn mang này. Nhưng rồi tôi cũng nhận ra dường như ở nơi họ là sự chênh vênh, niềm tin bị phân mảnh và được đỡ nâng bằng các quan điểm đề cao sự đa dạng văn hoá. Ngày nay, trong giới nghiên cứu nhân học, xã hội học dường như cũng bắt đầu quan tâm xu hướng nghiên cứu về các hiện tượng “Tôn giáo mới” (The New Age)[3]. Ở nơi đó, lòng tin cá nhân bị phân mảnh, chia đều cho các đấng bậc trong các tôn giáo như thế có nhiều Chúa cứu thế hơn là một lòng xác tín rằng chỉ có một Chúa duy nhất, đấng cứu độ trần gian.

Thiết tưởng rằng, những câu chuyện như thế có lẽ chỉ phổ biến ở các quốc gia phương Tây mà cụ thể ở Mỹ. Nhưng thời gian gần đây, khi quan sát đời sống xã hội Việt Nam, tôi cũng bắt đầu nhận ra xu hướng này dường như đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam. Những cấu hình tư tưởng theo kiểu thức đa dạng, phân mảnh đang nảy sinh trong một bối cảnh xã hội xã hội mởsự đa dạng hóa nhu cầu cá nhân, cùng với đó là sự gắn kết nhu cầu cá nhân với công nghệ số.

[1] Nói đến giai đoạn trong Kinh Thánh không đề cập đến trong khoảng năm Chúa Giê-Su 12 Tuổi đến năm Chúa chính thức công khai đi rao giảng. Xem thêm: The Missing Years Of Jesus: The Extraordinary Evidence that Jesus Visited the British Isles Paperback – January 1, 2010.

[1] “Kỷ nguyên mới” không có tổ chức và lãnh đạo chính mặc dù có mạng lưới gồm nhiều cá nhân đồng quan điểm và nhiều người khác nhau được thừa nhận là phát ngôn viên cho quan điểm Kỷ nguyên mới. Không có chương trình nghị sự. Đức tin và hoạt động của Kỷ nguyên mới mang tính chiết trung và chủ nghĩa cá nhân cao, về cơ bản là một phần trong sự phấn đấu trở thành tổng thể: quá trình cá nhân hóa được chuyên gia tâm thần Carl G. Jung mô tả, hay sự tự thể hiện tiềm năng được nhà tâm lý học nhân văn Abraham H. Maslow mô tả. Có sự quan tâm chung trong việc theo đuổi sadhana, con đường tinh thần, hướng đến sự tự thực hiện, trong sự chuyển hóa thê giới thông qua ý thức tinh thần đại kết mọi tôn giáo, và trong việc tìm kiếm quan tâm đến hành tinh.

Trong bối cảnh xã hội ngày nay, những người trẻ được mệnh danh là thế Z đang định hình “cái Tôi” với các thuộc tính của công nghệ số. Một “cái Tôi” được mô tả với đặc điểm bị “phân mảnh” và sự chằng chéo các mối quan hệ nhiều chiều trong không gian mạng xã hội. Chính điều này cũng đã làm nảy sinh những đặc trưng về lối sống trong giới trẻ Việt Nam phù hợp với quan điểm về bối cảnh “hậu hiện đại” (post – modern context) khi mà “mỗi lãnh vực của xã hội tách rời nhau và có quy tắc riêng của chúng […] Con người phải tìm cách sống trong cái xã hội phân mảnh đó, vốn có nhiều “mã” xã hội và đạo đức không tương thích nhau” (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2014: 54). Như vậy, trong một xã hội “phân mảnh” cùng sự đứt gãy khung giá trị truyền thống, cũng như sự chuyển dịch không ngừng của các giá trị, cái tôi cá nhân của mỗi người theo đó bị phân tách, vụn vỡ với hình ảnh “cá nhân con người cũng bị phân mảnh, vụn vỡ trong tâm hồn để rồi tái kiến tạo lối nhìn và suy ngẫm khác về cuộc đời” (Nguyễn Đức Lộc 2016 : 224). Từ đó, con người không còn một cái tôi thống nhất mà có thể có nhiều “cái tôi” khác biệt và trong những hoàn cảnh khác biệt, họ sẽ chọn cho mình một “bản sắc” phù hợp, cùng những lối ứng xử phù hợp.

Có thể nói, “bản sắc cá nhân” bị “phân mảnh” được thể hiện với hai hình thức chính: thứ nhất, đó là sự chia tách bên trong “bản sắc” của mỗi người – giữa cuộc đời thật và cuộc đời ảo, tức là, “cái tôi” cá nhân của họ trên mạng xã hội sẽ khác hoàn toàn với “cái tôi” ngoài đời thật; thứ hai, đó là trên cùng một loại mạng xã hội, mỗi cá nhân lại sử dụng nhiều tài khoản cá nhân khác nhau, nhằm thể hiện những “bản sắc cá nhân” khác nhau.

Trào lưu hậu hiện đại ra đời nhằm phê phán quan điểm hiện đại vốn đề cao một lối tư duy lý tính khiến con người bị dồn ép dưới định chế cơ cấu hoá được củng cố bằng các nguyên tắc lý tính hoá. Cá nhân con người bị ngộp ngạt và tìm cách thức vượt thoát khỏi các cơ chế đó theo phương cách giải cơ cấu hoá, cá nhân hoá. Song song với các trao lưu này là những dòng tư tưởng hiện sinh xuất hiện từ thế kỷ trước được xem dòng tư tưởng hấp dẫn của những người trẻ mà tôi có dịp quan sát, trò chuyện được. Họ tự hào rằng tôi có thể “tự kiến tạo ý nghĩa cuộc đời mình” (Jean-Paul Sartre 2018). Tựa như hình ảnh bữa tiệc Buffet, cá nhân tự do chọn lựa, ăn bao nhiều tuỳ thích. Trong đời sống đức tin, họ đến với Thiên Chúa như thể một món ăn thiêng liêng bên cạnh các món ăn khác. Họ kiến tạo cuộc đời riêng như thể không có Thiên Chúa bên mình, hay chỉ thực sự có khi họ cần. Sự đa dạng, phân mảnh đức tin dường như trở thành mảnh đất màu mỡ cho trào lưu thế tục hoá phát triển trong thế giới ngày nay.  Một trao lưu khước từ sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống xã hội với những lời cổ xuý đai loại “Chúa đã chết” để con người có ý chí cường lực (F.Nietzsche 2017).

Cuộc trở về thế giới nội tâm

Những thành tựu của khoa học công nghệ đã đem lại không gian tự do cho người trẻ nhiều hơn và người trẻ cũng đang góp phần đắc lực cho lối sống mới gắn liền với công nghệ. Cuộc sống người trẻ đa phần gắn với công nghệ, internet, mạng xã hội.

Tuy nhiên, trong vòng xoáy thời đại công nghệ, không ít bạn trẻ đã bắt đầu nhận ra mình đang “cô đơn”, “đứt gãy”, “tan vỡ” và “bất định”…trong cõi sống của mình. Nhiều bạn trẻ cho tôi biết, các từ ngữ mà các bạn nêu ra ở trên là những thuộc tính của thời đại mà các bạn đang sống. Chính sự bất định này đã tác động đáng kể đến sự thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan của giới trẻ.

Minh Nhật, 30 tuổi thành viên ban điều hành nhóm Cội Việt, một nhóm các bạn trẻ được lập ra chuyên tìm hiểu và giới thiệu cội nguồn văn hóa dân tộc cho các bạn trẻ Việt Nam, hiện đang thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia, cho tôi biết: “Trước đây tôi có vị trí khá ổn trong một công ty nước ngoài, lương cao, làm việc trong môi trường đa quốc gia, nhưng bỗng một ngày tự nhiên tôi tự hỏi, ý nghĩa cuộc đời này là gì? Tôi bắt đầu nghĩ về khái niệm ổn định, như thế nào là ổn định, và tôi nhận ra rằng trong tâm mình cảm thấy ổn là ổn thôi”. Nhiều thành viên khác của nhóm cũng có chung tâm trạng. Các bạn muốn thoát ra khỏi vòng xoáy của thế giới hiện đại khi ngộ ra rằng con người phát minh ra công nghệ và sử dụng công nghệ cho cuộc sống văn minh, hiện đại, tiện nghi cho bản thân, nhưng có vẻ như khi hệ thống công nghệ đã được kích hoạt một cách tối ưu thì cũng đồng nghĩa với việc con người đang bị kéo vào vòng xoáy công nghệ mà không dễ dàng thoát ra.

Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ở các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội trong những năm gần đây, bắt đầu xuất hiện những nhóm bạn trẻ tự chọn lựa cho mình một lối sống khác so với số đông. Họ khước từ internet, không thiết bị hiện đại, tập thiền, ăn chay, dù không theo bất kỳ tôn giáo nào. Các bạn trẻ cũng bắt đầu chú ý hơn đến những giá trị tinh thần mang tính phổ quát, nhìn nhận lại vị trí của con người trong hệ sinh giới. Nhiều bạn từ bỏ công việc với mức thu nhập và vị trí nghề nghiệp nhiều người mong ước để làm một công việc tự do với mức lương vừa đủ sống nhưng phù hợp đam mê, và cảm thấy có ý nghĩa. Nhiều nhóm bạn trẻ ước mơ trở thành một Masanobu Fukuoka của nước Nhật năm xưa để trở về cuộc sống nội tâm, sống thuận với thiên nhiên như tác phẩm “cuộc cách mạng một cọng rơm” do nhóm bạn trẻ ShopXanh dịch và giới thiệu đến người đọc ở Việt Nam. Có lẽ các bạn trẻ này chỉ là thiểu số trong cuộc sống công nghệ hiện đại này, nhưng cũng có thể đó là những chỉ báo sớm cho một lối sống khác trong giới trẻ Việt Nam đang định hình?

Còn nơi các bạn trẻ Công giáo, những nhóm tỉnh tâm, cầu nguyện ra đời. Họ cùng nhau tạo lập các trạng mạng để chia sẻ lời Chúa, cùng nhau cậy nhờ đến các linh mục, tu sĩ làm người đồng hành thiêng liêng. Tuy số lượng các nhóm không nhiều so với trào lưu thế thế tục hoá rộng khác nhưng có thể chúng ta có thể xem là những là chỉ báo cho nhu cầu mục vụ thiêng liêng trong bối cảnh thế giới hôm nay. Khi con người chênh vênh, thương tổn và trở lên yếu đuối trước những trào lưu thế tục hoá, cùng với đó là xu hướng cá nhân hoá trong mọi khía cạnh đời sống. Người trẻ trở lên đơn độc, phân mảnh và chính trạng thái này là trạng thái yếu ớt nhất của con người.

Cần một cuộc Tái khám phá ơn gọiTái Thánh hoá các hành vị thế tục trong niềm Hy vọng nơi Thiên Chúa.

Theo nhà Xã hội học Max Weber, mỗi con người sống trên cõi đời này, đều mang trên mình một sứ mệnh Thiên Chức, hay ơn gọi mà Chúa trao ban. Khái niệm thiên chức trong tiếng Đức là Beruf , hay calling trong tiếng Anh có ý nghĩa “Thiên chức, Phận sự và Bổn phận” do Thiên Chúa trao ban hay mời gọi. Như vậy, hoạt động hàng ngày, một cách tất yếu, mang một ý nghĩa thiêng liêng. Chỉ khi chúng ta xác định với nhau rằng: hành động của tôi có Chúa ngự trị thì mọi việc làm của tôi cũng là điều đem đến sáng danh Thiên Chúa thì ta mới đủ sức chống chọi lại những bủa vây của đời sống thế tục.

Trong bối cảnh xã hội thế tục hoá gia tăng cực độ,bản thân tôi thiết nghĩ rằng công cuộc Tái khám phá ơn gọi của mỗi cá nhân, cộng với tinh thần Tái thánh hoá/hiến đời sống thường nhật trong mỗi gia đình, cộng đoàn xứ đạo sẽ là phương thế cần thiết cho thế giới hôm nay.

Người trẻ hôm nay đang trong cuộc hành trình chuyển di, du cư cả về không gian xã hội lẫn thế giới tâm tưởng. Họ từng bước thoát ly, gia đình và cộng đồng đến sống ở những nơi đô hội trong trạng thái đơn độc, thiếu điểm tựa tinh thần. Các định chế gia đình và cộng đồng xứ đạo cũng đang rơi vào nhưng dấu hiệu nguy cơ tan vỡ. Điều này làm cho tôi liên tưởng đến lời mời gọi khẩn thiết của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II gần 40 năm trước trong Tông huấn về gia đình (22/11/1981).

Tương lai của nhân loại sẽ đến QUA GIA ĐÌNH. Thế nên thật trọng yếu và cấp bách, tất cả mọi người thiện chí đều phải hết sức mình để bảo vệ và thăng tiến các giá trị và các đòi hỏi của gia đình. Tôi thấy mình bị thúc bách phải yêu cầu các con cái Giáo Hội nỗ lực một cách đặc biệt cho vấn đề này.  Trong đức tin, họ đã được hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa kỳ diệu của Thiên Chúa, nên họ càng có lý do để lưu tâm với thực tế gia đình, trong thời đại của chúng ta, thời đại thử thách và ân sủng” (Tông huấn về gia đình, 86).

Hay Đức Hồng Y Phanxico Nguyễn Văn Thuận cũng khẩn thiết mời gọi:

“Phải nỗ lực về phương diện giáo lý cũng như mục vụ để làm cho các gia đình công giáo xác tín về sức mạnh của họ. Họ khám phá ra họ không phải là thành phần thụ hưởng, chỉ biết lãnh nhận giáo lý, lãnh nhận bí tích, lãnh nhận ơn Chúa, mà họ cùng là thành phần hoạt động tông đồ” (ĐHY Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số 481).

Trong tình cảnh hiện nay, gia đình có lẽ là nơi nuôi dưỡng tốt nhất cho đời sống Ơn gọi sống chứng nhân Ki Tô giáo trong xã hội ngày nay. Bên cạnh đó, gia đình là nơi đang trong tình trạng cần được bảo vệ trước những sự tấn công dữ dội các xu hướng sống hiện đại. Vậy nên, lời kêu gọi khẩn thiết của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II cần được xem là nghị trình mục vụ cần kíp trong thời đại thử thách và ân sủng ngày nay. Bới ở nơi gia đình, chúng ta đặt niềm hy vọng, cậy trông vào Thiên Chúa hằng quan phòng và ở cùng chúng ta luôn mãi.

Tài liệu tham khảo

A. Radughin (chủ biên). (2004). Văn hóa học – Những bài giảng. Hà Nội: Viện Văn hóa Thông tin.

Alexandra Robbins (Trần Nguyên dịch). (2016). Chế ngự khủng hoảng tuổi thanh niên. Hà Nội: NXB Tri thức.

Ann Meier, Kathleen E. Hull and Timothy A. Ortyl. (2009). Young Adult Relationship Values at Intersection of Gender and Sexuality. Journal of Mariage and Family (vol. 71, Issue 3), 510-520.

Barry Smart. (1999). Resisting McDonaldization. Sage Publications Ltd.

Bùi Văn Nam Sơn. (2012). Triết luận về văn hóa, viết mừng nhà văn Nguyên Ngọc 80 tuổi: Chân thắng và chân ga. In Kỷ yếu mừng sinh nhật 80 tuổi của nhà văn Nguyên Ngọc: Nguyên Ngọc vẫn trên đường xa. Hà Nội: NXB Tri thức.

Chris Barker. (2011). Nghiên cứu văn hóa: lý thuyết và thực hành. Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin.

Đặng Hoàng Giang. (2016). Thiện, ác và smart phone. Hà Nội: NXB Hôi Nhà Văn – Nhã Nam.

David Leake & Rhonda Black. (2005). Cultural and Linguistic Diversity: Implications for Transition Personel. Minneapolis: University of Minnesota, Institute on Community Integration, National Center on Secondary Education and Transition.

David Leake, Rhonda Black. (2005). Cultural and Linguistic Diversity: Implications for Transition Personel. Minneapolis: University of Minnesota, Institute on Community Integration, National Center on Secondary Education and Transition.

Đỗ Phú Trần Tình. (2012). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài của nhân viên trẻ với doanh nghiệp. Tạp chí Phát triển và Hội nhập (số 7-17).

Emma Cock. (2013). Expectations of Failure: Maturity and Masculinity for Freeters in Contemporary Japan. Social Science Japan Journal (Vol 16, No. 1), 29-43.

Geert Hofstede. (1980). Culture’s Consequences: International Differnces in Work – Related Values. California: SAGE Publications.

Giản Tư Trung. (2015). Đúng việc – Một góc nhìn về câu chuyện khai minh. Hà Nội: NXB Tri thức.

Harry C. Triandis. (2002). Individualism‐Collectivism and Personality. Journal of Personality.

HILL ASEAN. (2017). Định nghĩa Millennials liệu có đúng với tất cả? Khoảng cách giữa các thế hệ ở ASEAN. Von HILL ASEAN: http://hillasean.com/assets/pdf/Forum_2017_en.pdf abgerufen

Honda. (2005). Freeter: Young Atypical Workers in Japan. Japan Labor Review, 5-26.

Kazufumi Manabe. (2001). Kwansei University. Von School and Graduate school of Sociology: https://www.kwansei.ac.jp/s_sociology/attached/5297_44451_ref.pdf abgerufen

Kono Kei, Takahasi Koichi, Hara Miwako. (2008). The Survey of Japanese Value Orientations: Analysis of Trends over Thirty-Five Years. NHK Broadcasting Culture Research Institute.

Marie-Louise Fry. (2008). Understanding young adult drink-driving behavior: a value benefit perspective. International Journal of Nonprofit and Voluntary Sector Marketing (Vol 13, Issue 3), 227-235.

Max Weber. (1978). Economy and Society: An Outline of Interpretive Sociology. California: University of California Press.

Max Weber, Talcott Parsons and Rh Tawney. (2003). The Protestant Ethnic and the Spirit of Capitalism. Dover Publications.

Ngô Đức Thịnh. (2010). Lên đồng – hành trình của thần linh và thân phận. Hà Nội: NXB Thế giới.

Nguyễn Đức Lộc. (2016). Du cư trong tâm tưởng và tái thiết lập lãnh thổ tâm hồn – trải nghiệm của người thiểu số về đời sống gia đình trong cộng đồng mộ đạo (Khảo sát hiện tình hôn nhân – gia đình cộng đồng Công giáo tại giáo phận Xuân Lộc). In N. t. giả, Đời sống xã hội Việt Nam đương đại (tập 2) – Những người thiểu số ở đô thị: Lựa chọn, trở thành, khác biệt (S. 217-256). Hà Nội: NXB Tri thức.

Nguyễn Đức Lộc và cộng sự. (2017). Xu hướng lựa chọn giá trị sống của thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh. TP HCM: Social Life .

Nguyễn Duy Bắc. (2013). Sự biến đổi các giá trị văn hóa của nước ta trong quá trình đổi mới, giao lưu và hội nhập quốc tế. In N. t. giả, Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong đổi mới hội nhập. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội.

Nguyễn Minh Hòa. (2017). Một góc nhìn góp phần nhận diện tri thức trẻ. Giới trẻ Việt Nam hiện nay: thực trạng, những vấn đề đặt ra về văn hóa, giáo dục và những giải pháp. TP HCM.

Nguyễn Văn Hiệu. (2017). Giới trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhìn từ mối quan hệ cộng đồng – cá nhân. Giới trẻ Việt Nam hiện nay: thực trạng, những vấn đề đặt ra về văn hóa, giáo dục và những giải pháp. TP HCM.

Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Hiên. (2014). Tính hiện đại, hậu hiện đại và tôn giáo. In N. t. giả, Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam và thế giới (S. 46-58). TP HCM: NXB Đại học Quốc gia.

Nielsen. (2016). Nielsen. Von Insights: http://www.nielsen.com/vn/vi/insights/2016/unlocking-millennials-vietnam.html abgerufen

Pascal Biber, Jord Huffeld and Laurenze L. Meier. (2008). Personal Values and Relational Models. European Journal of Personality, 609-628.

Peter J. Burke & Jan E. Stets. (2009). Identity theory. Oxford: Oxford University Press.

Phạm Tuấn Ngọc. (2013). Nghiên cứu mức độ hài lòng của nhân viên tại công ty Điện lực Hải Dương. Hải Dương.

Phan Cao Nhật Anh. (2005). Làm việc tự do trong giới trẻ Nhật Bản. Tạp chí Nghiên cứu Nhật bản và Đông Bắc (số 5-59).

Phoenix Ho. (2016). Cứ đi để lối thành đường. TP HCM: NXB First News Trí Việt.

Quách Thuyên Nhã Uyên. (2016). Vai trò của đạo đức tôn giáo trong các hành xử của doanh nhân ở TP HCM (Luận văn Thạc sỹ). TP HCM.

Rahardjo. (2013). Changing Ideals in the Hegemonic Salaryman: A Study of Post-War Japanese Masculinity in Relation to Hikikomori, Freeters, and Women in the Workforce. Hartford: Senior These and projects.

Roanld Inglehart & Wayne Baker. (2000). Modernization, cultura change and the persistenve of traditional values. American Sociological Review, ABI/INFORM Global, 19.

Ronald Inglehart & Wayne Baker. (2000). Modernization, cultura change and the persistenve of traditional values. American Sociological Review, ABI/INFORM Global, 19.

Ronald Niezen. (2005). Digital Identity: The Construction of Virtual Selfhood in the Indegenous People’s movement. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Shalom H. Schwartz. (1996). Value Priorities and Behaviour: Applying a theory of Intergrated Value System. The Ontario Sysposium, Volume 8.

Shalom H. Schwartz. (02. 02 2012). An Overview of the Schwartz Theory of Basic Value. Von Online Readings in Psychology and Culture, 2(1): https://doi.org/10.9707/2307-0919.1116 abgerufen

Thomas L. Friedman (Nguyễn Quang A và cộng sự). (2005). Thế giới phẳng . TP HCM: NXB Trẻ.

Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái. (2015). Mạng xã hội với sinh viên. Hà Nội: NXB Tri thức.

Trần Ngọc Thêm (chủ biên). (2015). Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. TP HCM: NXB Đại học Quốc gia.

Ueda, Ohzono. (2013). Comparison between Freeters and Regular Employees: Moderating Effects of Skill Evaluation on the Age-Satisfaction Relationship, . International Business Research (Vol.6, No.5).

World Values Survey. (02. 02 2017). Data & Documentation. Von World Values Survey: http://www.worldvaluessurvey.org/WVSContents.jsp abgerufen

YuQing & N. T. Xuân. (2008). Foreign Direct Investment and Exports: the Experiences of Vietnam. Economics of Transition (Vol. 16, Issue 2), 183-197.

Joseph Nguyễn Đức Lộc

ddff

(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...

nsgh.net 1

(NSGH)  Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...

1234

(NSGH)  Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...

qqqw

(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...

museum

(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...

nsgh.net 1

(NSGH)  Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....

wwww

(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...

dddd

(NSGH)  Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...

cong bang xa hoi

(NSGH)  Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...

eeeeeeeeeeeeeeeee

(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...

OVAN KE

(NSGH)  Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...

kinh man coi

(NSGH)  Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...

ddd

(CGOL)  Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...

eeeeeeeeee

(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...

ccccccccccccccccccccccccccccccc

(NSGH)  Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...

2222

(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...

1234

(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...

ddddddddddddd

(CGOL)  - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...

ddddvvvvvvvvvvv

(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...

error: Bạn cần được NSGH cho phép thao tác !!