Câu Chuyện Sống Đạo

GÓC SUY TƯ

Canh thức Phục sinh: theo chân Chúa Kitô trên hành trình vượt qua

Tháng ba 31, 2024 7:26 sáng
Chia sẻ
Chia sẻ

Canh thức Phục sinh: theo chân Chúa Kitô trên hành trình vượt qua - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Canh thức Phục sinh: theo chân Chúa Kitô trên hành trình vượt qua Audio

(NSGH)  Chúng ta đang sống những giây phút đỉnh cao của Tam Nhật Thánh. Và vì Tam Nhật Thánh là trung tâm của Năm Phụng Vụ, nên có thể nói chúng ta đang sống giữa trái tim của Năm Phụng Vụ.

Đêm nay, theo truyền thống cổ xưa của Giáo Hội được gọi là đêm mẹ của mọi đêm, đêm rực rỡ sáng như bình minh, vì được ánh sáng của Chúa Kitô phục sinh chiếu soi. Phụng vụ hôm nay gồm 4 phần: phụng vụ ánh sáng, phụng vụ Lời Chúa, phụng vụ Thánh Tẩy và phụng vụ Thánh Thể. Chúng ta đã cử hành phụng vụ Ánh Sáng (với việc làm phép lửa, làm phép nến, rước nến Phục Sinh và bài hát Công Bố Tin Mừng Phục Sinh), phụng vụ Lời Chúa (với nhiều bài đọc trải dài như muốn tóm tắt cả lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện cho dân Israel và qua đó là cho cả nhân loại, và phụng vụ Lời Chúa kết thúc với bài giảng này). Sau đó, chúng ta sẽ qua phần phụng vụ Thánh Tẩy khi chúng ta làm phép nước, rồi nhắc lại lời tuyên hứa khi chúng ta chịu phép rửa tội, và rảy nước thánh trên mình để nhắc lại bí tích Rửa Tội, tức là phép Thánh Tẩy chúng ta đã lãnh nhận. Cuối cùng chúng ta sẽ bước qua phần phụng vụ Thánh Thể để thông hiệp với Mình và Máu Thánh của Đấng Phục Sinh.

Trong Tam Nhật Thánh và trong đêm Vọng Phục Sinh hôm nay, có rất nhiều cử chỉ, nghi thức và biểu tượng phong phú về ý nghĩa. Tuy nhiên, con chỉ xin chia sẻ với cộng đoàn một chữ: đó là chữ Vượt Qua. Chúng ta hay nghe chữ này, và thật sự, tên gọi của đêm này là đêm Canh Thức Vượt Qua. Vậy thì ai Vượt Qua, Vượt Qua cái gì, và Vượt Qua như thế nào?

Lễ Vượt Qua (tiếng Do Thái: Pesach), còn gọi là lễ Quá Hải là việc dân Israel kỉ niệm biến cố Chúa qua tay ông Môsê dẫn đưa dân qua Biển Đỏ, thoát ách đô hộ thống trị của dân Ai Cập. Biến cố đó người ta gọi là biến cố Xuất Hành. Từ đó, người Do Thái vẫn kỉ niệm biến cố này hàng năm trong dịp lễ Vượt Qua. Chúng ta vừa nghe biến cố ấy trong bài đọc trích sách Xuất Hành vừa qua. Lễ này là lễ quan trọng nhất trong năm của người Do Thái và là một cột mốc thay đổi lịch sử của dân tộc họ mãi mãi. Qua việc đưa dân ra khỏi đất Ai Cập, đi giữa lòng biển vẫn khô chân, Thiên Chúa tỏ ra cho dân Do Thái thấy Người cứu độ họ. Rồi dân Chúa sau khi đã định cư ở Đất Hứa mới suy tư về quá khứ và dần dần viết ra bộ Kinh Thánh để minh chứng niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng cứu độ họ nhưng đồng thời là Đấng Sáng Tạo và quan phòng mọi thứ trong lịch sử. Chúng ta nghe những nội dung đó trong các bài đọc Cựu Ước trong đêm canh thức này, để cùng dân Thiên Chúa ôn lại các việc Chúa đã làm vì yêu thương dân. Lễ Vượt Qua của dân Do Thái là dịp để họ tưởng niệm biến cố Xuất Hành và vượt qua Biển Đỏ để dần đi vào Đất Hứa, trong lễ này, họ ăn mừng việc vượt qua cái chết đi vào cõi sống, vượt qua ách đô hộ tới cuộc đời tự do, vượt qua đời sống cũ đi vào đời sống mới.

Rồi khi Đức Giêsu đến trần gian, Người cũng muốn cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của mình cũng xảy ra trong đại lễ Vượt Qua này để ứng nghiệm mọi lời Kinh Thánh loan báo về Người. Chính Người là con chiên Vượt Qua đích thực, là hy tế thật sự và là vị Thượng Tế vĩnh cửu. Cái chết và sự phục sinh của Người đánh dấu một cuộc Vượt Qua mới. Cuộc Vượt Qua của dân Do Thái thời Cựu Ước nay trở thành Cuộc Vượt Qua của chính Chúa Giêsu Kitô khi Người vượt qua cái chết và tiến tới sự sống lại, qua biến cố này, Chúa cứu độ tất cả những ai tin vào Người, để ai tin vào Người thì dù sống hay chết cũng sẽ được tiến vào vinh quang phục sinh với Người. Đó là điều Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta trong bài trích thư gửi tín hữu Roma. Còn bài Tin Mừng thì tường thuật việc Chúa sống lại và chính các Tông Đồ và môn đệ cũng không dám tin đó là sự thật, vì đó là việc vô tiền khoáng hậu, có một không hai trên đời xảy ra. Chỉ khi chính Đấng Phục Sinh hiện ra cho họ thì họ mới dám tin và loan báo khắp nơi.

Thưa anh chị em, nói tất cả những chuyện này để làm gì? Những chuyện này không phải là những chuyện xa vời thời cổ đại chẳng liên quan gì tới cuộc đời chúng ta, ngược lại, chúng có liên quan đến chúng ta đó. Khi chúng ta được rửa tội, chúng ta được cùng chết với Chúa qua hình ảnh nước đổ trên đầu chúng ta, để rồi sau đó được cùng sống lại với Người. Chút nữa đây chúng ta sẽ nhớ lại bí tích Rửa Tội bằng việc rảy nước thánh trên mình. Nhưng nó không chỉ là một nghi thức. Trong cuộc sống, lễ Vượt Qua của người Do Thái hay cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu qua việc Người chịu chết và phục sinh còn liên quan sâu xa tới cuộc đời của chúng ta nữa. Vì đã được kết hợp với Chúa trong cái chết và sự sống lại của Người, cuộc Vượt Qua của Chúa mời gọi chúng ta dám can đảm thực hiện cuộc Vượt Qua của mỗi người chúng ta: vượt qua con người cũ để trở nên con người mới, vượt qua đời sống tội lỗi tiến vào cuộc đời thánh thiện, vượt qua sự bám víu vào thân phận hay chết này để tiến tới thân phận vĩnh cửu của mình. Tin vào Chúa Giêsu và sống đạo, chúng ta đang theo Người mỗi ngày để tiến về hạnh phúc muôn đời vĩnh cửu. Đó mới là đích đến của chúng ta. Cuộc Vượt Qua này mời gọi chúng ta mỗi ngày bỏ đi những tính hư tật xấu, những thói quen xấu xa, những nghiện ngập rượu chè, đánh bài đá gà, những thứ lăng nhăng phá hoại hạnh phúc gia đình, để mỗi ngày tập sống tốt lành hơn, mến Chúa yêu người hơn, chí thú làm ăn, biết lo cho gia đình, yêu thương vợ chồng con cái mình nhiều hơn, và sống đạo chăm chỉ hơn qua việc đi thờ đi lễ… Một khi chúng ta ý thức từ bỏ những cái xấu và tập làm những điều lành thánh, là mỗi lần chúng ta cùng với Chúa sống mầu nhiệm Vượt Qua. Mỗi năm chúng ta mừng lễ Phục Sinh là mỗi dịp chúng ta làm mới lại quyết tâm sống tốt lành thánh thiện của mình.

Để kết thúc bài chia sẻ hôm nay, con xin mời cộng đoàn cùng con hình dung về hành trình vượt qua của mỗi người chúng ta với giai thoại về cá vượt vũ môn. Giai thoại cá vượt vũ môn hay cá chép hóa rồng là một huyền thoại cổ của người châu Á. Truyền thuyết kể rằng, vào thuở trời đất mới hình thành, chính Trời đã làm ra mưa gió, giông sét. Nước có từ mưa hình thành nên sông biển và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra tự nhiên và từ đó hình thành nên mọi thứ trên Trái Đất. Sau này, vì Trời bận bịu với việc tạo ra con người mà không làm mưa gió nữa liền sai rồng là con vật ở cõi trời, bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm ra mưa. Nhưng vì số rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là “thi rồng”. Chiếu Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy Tề là vị vua trông coi các công việc ở dưới nước, loan báo cho tất cả các sinh vật sống dưới nước khiến chúng tranh nhau đi thi. Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa rồng. Trong suốt một tháng, rất nhiều loài thủy tộc đã đến tham gia thi tài nhưng đều bị loại. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau liền bị rơi xuống. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, tưởng như đã sắp thành rồng thì đến đợt ba bị đuối sức nên ngã xuống, từ đó lưng tôm mới bị cong lại. Thời gian cứ thế trôi qua, hết loài này đến loài khác thử sức đều thất bại, mãi cho đến khi có một con cá chép đặc biệt xuất hiện. Con cá chép này đặc biệt bởi trong miệng nó có ngậm một viên ngọc quý. Thần gió thấy lạ liền bay đến xem khiến cho gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời và những đợt sóng cao trỗi dậy. Cá chép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa Rồng.

Chúng ta có thể thấy, các loài sinh vật dưới nước, con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi khi vượt qua được, chúng sẽ trở thành rồng trời, được sống bất tử trong hình dạng oai phong, rạng rỡ. Thế nhưng không phải con vật nào cũng giống như cá chép, cũng không phải con cá chép nào nào cũng mang trong mình viên ngọc quý và có đủ phẩm chất vượt qua sóng sao, nước sâu, vượt qua mưa gió sấm chớp để có thể hóa rồng. Nó cũng giống như trong cuộc sống của chúng ta, ai ai cũng muốn thành công, ai ai cũng muốn đứng trên đỉnh vinh quang, đạt được những điều cao quý nhưng không phải ai cũng là “cá chép hóa rồng”, không phải ai cũng có thể bước đến thành công. Chỉ những người mang trong mình viên ngọc đức tin, cùng với sự cố gắng, nỗ lực bền bỉ thực hiện hành trình “vượt qua” mỗi ngày mới có thể chạm đến vinh quang, mới có thể thành công “hóa rồng”.

Cùng với Đức Kitô phục sinh vinh thắng, chúng ta cùng nhau bước đi trong hành trình “vượt qua” mỗi ngày

Con Chiên Nhỏ

ddff

(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...

nsgh.net 1

(NSGH)  Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...

1234

(NSGH)  Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...

qqqw

(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...

museum

(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...

nsgh.net 1

(NSGH)  Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....

wwww

(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...

dddd

(NSGH)  Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...

cong bang xa hoi

(NSGH)  Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...

eeeeeeeeeeeeeeeee

(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...

OVAN KE

(NSGH)  Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...

kinh man coi

(NSGH)  Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...

ddd

(CGOL)  Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...

eeeeeeeeee

(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...

ccccccccccccccccccccccccccccccc

(NSGH)  Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...

2222

(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...

1234

(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...

ddddddddddddd

(CGOL)  - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...

ddddvvvvvvvvvvv

(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...

error: Bạn cần được NSGH cho phép thao tác !!