SỐNG ĐẠO
Câu chuyện truyền giáo – Đi Đạo là mê tín?
(CGOL) Cho dù tình hình covid vẫn tiềm ẩn nguy hiểm, giáo xứ Thành Phố Sơn La vẫn được tổ chức lễ Giáng Sinh trong khuôn khổ cho phép. Trong hoàn cảnh đó, những người đến tham dự đều ý thức hơn về việc thực hiện phòng chống dịch bệnh, nhất là biện pháp 5K. Các nhân viên ý tế làm việc hết mình để kiểm soát tốt nhất có thể. Tạ ơn Chúa. Mọi sự diễn ra rất tốt đẹp từ hoan ca, diễn nguyện đến Thánh lễ. Để được như vậy, ngoài việc ơn Chúa còn là sự cộng tác nhiệt thành đến từ giáo dân trong giáo xứ, cách riêng với Ban hành giáo và giới trẻ.
Theo gương Đức Trinh Nữ Maria, chúng tôi – các linh mục và nam nữ tu sĩ, tới thăm giáo xứ kia để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với cha xứ cũng như giáo dân trong xứ của ngài. Đoàn chúng tôi được tiếp đón nồng nhiệt và được chia sẻ cách thân tình. Thánh lễ hôm đó vẫn là đỉnh cao của sự gặp gỡ và chia sẻ. Sau khi Thánh lễ kết thúc, tôi đứng cuối nhà thờ để chào thăm giáo dân. Vì là ngày thường nên giáo dân đi tham dự Thánh lễ không nhiều. Tuy nhiên, tôi lại rất ấn tượng một em chừng tám hay chín tuổi. Em chào tôi:
“Con chào cha”.
Cha chào con. Con học lớp mấy rồi?
Con học lớp 3.
Lớp 3 mà lớn thế này?
Dạ. Cũng trung bình trong lớp thôi ạ!
Con chăm đi lễ như thế này thì có đi tu không?
Không (rất nhanh)
Sao mà con trả lời nhanh thế?
Vì con có hiểu đi tu là gì đâu?
Đi tu là không sống đời sống gia đình mà đến ở nhà thờ như cha đây.
Con không biết vì con đã được rửa tội đâu? Hơn nữa, mẹ con nói bà nội “đi Đạo là mê tín”.
Sao lại mê tín? Mẹ con không theo Chúa hả?
Không. Mẹ con theo lương cha ạ.
Tôi bắt đầu tìm hiểu gia cảnh của cháu thì được bà nội của cháu kể lại hành trình trở lại Đạo của bà. Chị thật vui vẻ tiếp chuyện với tôi. Xin lỗi chị, cho tôi hỏi tên chị là gì?
Dạ. Con tên L và là tân tòng cha ạ.
Lí do nào mà chị xin theo Chúa?
Thưa cha, kể thì dài lắm nhưng con chỉ nói vắn tắt thôi. Trước kia, con là người lương dân. Sau đó, con theo “Đạo Bác Hồ”. Tuy vậy, con vẫn không được bình an và nhiều bệnh tật. Con thấy chán nản và nhiều khi thất vọng.
Trong khi chán nản, chị làm gì?
Con cũng chẳng biết phải làm gì để khỏi bị chán nản cả. Nghe nói cha Long trong miền Nam giỏi lắm và chữa được nhiều bệnh, nên chúng con rủ nhau vào đó hai lần. Lần đầu, con đi cũng chỉ là tò mò thôi. Lần thứ hai thì con thấy tin hơn.
Điều gì ấn tượng nhất khiến chị tin Chúa?
Thưa cha, sau lần thứ nhất đi vào cha Long, con về nhà và có một cái gì đó cứ thúc đẩy con đi tìm nhà thờ để tham dự Thánh lễ. Trong khi tham dự Thánh lễ, con thấy mình được bình an, thế rồi dần dần, con như bị lôi cuốn và thích đi lễ hàng ngày.
Sau đó, chị gặp ai để có sự hướng dẫn vào Đạo?
Con gặp cha xứ và ngài hướng dẫn con học giáo lý dự tòng. Và kết thúc khóa giáo lý đó, con được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy.
Từ ngày chị được nhập vào Giáo Hội và làm con Chúa, chị thấy thế nào?
Con thấy phấn khởi lắm. Bệnh tật cũng “chia tay” con khi nào không hay Cha ạ.
Vậy à! Chị có gặp khó khăn gì về gia đình không?
Lúc đầu, con trai và con dâu phản đối lắm. Con dâu còn nói: “Mẹ mê tín”. Nhưng một thời gian, cháu hiểu và không phản đối con và cháu nội đi lễ nữa.
Chị muốn cháu nội theo Chúa không?
Muốn lắm chứ Cha. Đi đạo hay lắm. Cháu nội con nói: “Bà ơi, xin cha rửa tội cho con đi vì con nhiều tội quá”!
Vậy thì tốt quá rồi! Ơn Chúa đến với nhà bà. Nếu được thì bà cũng thuyết phục bố cháu đến với cha xứ và xin ngài rửa tội cho con của anh ấy!
Dạ vâng. Con sẽ nói với cháu. Cũng cần thêm thời gian để thuyết phục cả mẹ cháu nữa!
Tạ ơn Chúa! Chúa đã chọn và gọi mỗi người cách khác nhau.
Lạy Chúa, khi xưa Chúa đã nói với ông Giakêu rằng: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,9-10). Người phụ nữ trên đã theo nhiều thứ Đạo khác nhau nhưng vẫn được Chúa chọn và gọi vào Giáo Hội của Chúa. Xin Chúa thánh hóa gia đình chị và các gia đình trên thế giới để các gia đình đều nhận biết ý định của Chúa!
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
Giáo xứ Tp Sơn La
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...