Câu Chuyện Sống Đạo

GÓC SUY TƯ

Chúa nhật VI Phục sinh – Ở lại trong tình thương của Thầy !

Tháng năm 6, 2024 7:10 chiều
Chia sẻ
Chia sẻ

(NSGH)  “Ở lại” là một trong những từ khóa quan trọng trong văn phẩm của Gioan nói chung và Tin Mừng Gioan nói riêng. Sự xuất hiện dày đặc của từ “ở lại” trong bản văn của Gioan cho chúng ta biết đây là một từ quan trọng và hàm chứa nhiều ám chỉ về thần học của ngài. Liệu hạn từ “ở lại” có thể nói gì với người nghe Đức Giêsu? Từ “ở lại” nói gì và có ý nghĩa thế nào với cộng đoàn? Và rồi từ ngữ này có thể nói gì với chúng ta hôm nay? Xin chia sẻ những ý nghĩa khác nhau của từ “ở lại” cũng như những suy tư gợi mở để áp dụng vào đời sống đức tin.

fffffvvvvv
Động từ “ở lại” (μένω-meno) là một trong những động từ chính yếu của chương 15 và là một trong những động từ làm nên các chủ đề chính và rất đặc trưng của Tin Mừng thứ tư (động từ này xuất hiện 43 lần), cũng như xuất hiện nhiều lần trong các thư của thánh Gioan và sách Khải Huyền (1 Ga: 24 lần, 2 Ga: 3 lần; Kh: 1 lần). Chữ này xuất hiện nhiều trong các văn phẩm của Gioan cho thấy ngài rất thích chữ này! Chữ “meno” trong bản văn Hy Lạp được dịch ra vừa là một động từ để chỉ trạng thái thể lý, tâm lý lẫn các thái độ tâm linh. Trong Tin Mừng Gioan nó xuất hiện rất thường với nghĩa là một trạng thái thể lý như “ở lại, sống, hay hoạt động” (Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là “lưu lại”) và thường gắn liền với những sứ vụ của Đức Giêsu trong cuộc đời công khai của Người. Nhưng thường xuyên hơn, trong Tin Mừng Gioan và các văn phẩm khác như các thư của Gioan thì chữ “meno” này được hiểu là một thái độ nội tâm. Trong những trường hợp vừa nêu trên, ý nghĩa của từ “ở lại” đều tương đương với những khái niệm như “hiệp thông”, “gắn bó”, “tồn tại”, “kết hiệp”, “hiện diện”, “thuộc về” (bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn có lúc dịch là “lưu lại”, “đặt chỗ ở”, “ở trong”). Ta có thể thấy, khái niệm “ở lại” trong Tin Mừng Thánh Gioan mang ý nghĩa đặc biệt. Động từ này không chỉ diễn tả sự cư ngụ trong một khoảng không gian, nhưng nói lên sự gắn bó, liên kết, hiệp thông thiêng liêng với Chúa. Chính Đức Giêsu mời gọi các môn đệ Người “ở lại” trong Người, như chính Người “ở lại” trong Chúa Cha, cũng như khi viết thư, Gioan mời gọi các tín hữu cũng hãy “ở lại” trong tình yêu của Đức Giêsu và Chúa Cha như vậy. Trong khi đối với Đức Giêsu, thì “ở lại” có nghĩa là bền bỉ ban ơn cứu độ cho các tín hữu (1 Ga 2,27; 3,9.15; 4,12-15). Còn đối với người môn đệ được mời gọi “ở lại”, thì đó là bám chắc cách năng động vào những gì đã được Chúa ban trong quá khứ, giữ lấy nó trong hiện tại và hướng tới tương lai cách bền bỉ và trung thành. Họ được mời gọi “ở lại” trong lời (Ga 8,31), trong tình yêu (Ga 15,9-10), trong ánh sáng (1 Ga 2,10), trong Thiên Chúa (1 Ga 4,13-16). Họ gắn bó cuộc đời với Đức Giêsu Kitô và thấy rằng nơi Người, Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho họ mãi mãi. Chúng ta có thể “ở lại” (meno) trong tình thương của Đức Giêsu, như cành nho gắn liền với cây nho, cũng như Người “ở lại” trong chúng ta và tình thương của Cha Người bằng nhiều cách:

“Ở lại trong tình thương của Thầy” bằng cách lãnh nhận và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể:

Còn gì có thể liên kết chúng ta và Chúa Giêsu bằng việc đón nhận Thánh Thể Chúa? Người chấp nhận hiến mình trở nên của ăn của uống cho chúng ta trong Thánh Lễ mỗi ngày, để chứng tỏ Người yêu thương chúng ta đến tận cùng. Ơn huệ lớn lao nhưng được ban quá dư đầy khiến chúng ta dễ cử hành hay lãnh nhận theo thói quen mà không đủ ý thức. Rất nhiều lần chúng ta không xét mình, dọn mình xứng đáng, và khi cần thiết thì phải xưng tội trước khi rước lễ. Rất nhiều khi chúng ta rước lễ như một thói quen hay hình thức bên ngoài mà không một chút xúc động và biết ơn Chúa. Rất nhiều lúc chúng ta không biết cám ơn Chúa sau khi rước lễ cho nghiêm chỉnh. Tôi vẫn luôn nhắc nhở các giáo lý viên không được lơ là nhưng cần lưu tâm dạy cho trẻ phải cám ơn Chúa cách chu đáo sau khi rước lễ. Rất nhiều thời điểm trong ngày chúng ta có thể cám ơn Chúa về ơn hiệp lễ đã lãnh nhận, nhưng chúng ta đã lơ là bỏ qua. Chúng ta cần“ở lại” trong tình thương của Chúa bằng cách để cho Người yêu thương chúng ta, không đặt một trở ngại nào gây khó khăn cho tình thương ấy.

“Ở lại trong tình thương của Thầy” bằng cách sống đời cầu nguyện và yêu mến:

Để có thể “ở lại” trong tình thương của Chúa, chúng ta được mời gọi nhìn nhận và ý thức về sự hiện diện của Chúa trong đời sống, trong những biến cố vui buồn hằng ngày và những tâm tình yêu mến của trái tim chúng ta dâng lên Chúa. Dĩ nhiên đọc kinh là cần thiết, nhưng cầu nguyện không phải chỉ là đọc kinh. Ý thức mình ở lại trong Chúa và Chúa ở lại trong lòng mình, thao thức và yêu mến, đó chính là cầu nguyện. Các bậc thầy linh đạo phân biệt trí nguyện (suy ngẫm), khẩu nguyện (đọc kinh) và tâm nguyện (những tâm tình của tâm hồn). Cuộc sống cuốn quay trong xã hội hậu hiện đại khiến rất nhiều người quên mất mình cần có một đời sống nội tâm phong phú, khi có một Đấng khác, một vị Thượng Khách đang hiện diện thầm lặng trong trái tim mình. Nhưng vẫn có những người cha người mẹ khi chở con đi học ngang qua nhà thờ, dẫn con vào viếng Chúa vài phút hay dạy con cầu nguyện ban tối trước khi ngủ. Đó chẳng phải là những bài giáo lý rất sống động đó sao?

“Ở lại trong tình thương của Thầy” bằng cách giữ các điều răn, cụ thể là điều răn yêu thương:

Chúng ta cũng có thể “ở lại” bằng cách tuân giữ các điều răn của Người và Cha Người. Nói mình yêu Chúa thì dễ lắm, nhưng thực hành giới răn yêu thương tha nhân như Người dạy mới là điều khó, mà như thế thì mới chứng tỏ tình yêu thương thật sự. Cho nên nếu chúng ta suy nghĩ, nói năng hay cư xử thiếu bác ái, chúng ta đang không ở lại trong Chúa, chúng ta xa cách Chúa, cho dù miệng chúng ta vẫn cứ “lạy Chúa” liên lỷ đi chăng nữa. Đừng nghĩ rằng tôi đã làm nên những thành công này, kì tích nọ. Nếu nó không được làm bằng yêu thương và với ý hướng tốt lành, tất cả trước mặt Chúa đều là con số không hết.

Vậy, “ở lại” không chỉ là một trạng thái thể lý, nhưng còn là một thái độ nội tâm, khi người môn đệ ý thức mình sống trong sự hiện diện liên lỉ của Chúa trong Thánh Thể, và tương quan mật thiết tâm giao yêu thương với Người trong lời cầu nguyện. Đó cũng là khi người môn đệ sống và thi hành các giới răn của Chúa, cụ thể là giới răn yêu thương.“Ở lại” trong Chúa để được chiêm ngắm và sống thân mật với Chúa để rồi có sức mạnh, người môn đệ mới có thể ra đi loan báo về Chúa và cho Chúa bằng tinh thần yêu thương, vì người ta không thể cho điều họ không có. Khi đó, người môn đệ trở thành người tông đồ. Nếu không “ở lại” đủ với Chúa, người môn đệ sẽ loan báo lời của mình thay vì lời Chúa, làm việc của mình thay vì việc của Chúa, và dù có thể có rất nhiều thành công nhưng lại không sinh hoa trái thiêng liêng đẹp lòng Chúa được. Ra đi vào cuộc sống để loan báo Tin Mừng, như là kết quả và hoa trái của việc “ở lại” trong tương quan mật thiết với Chúa, và cũng là khuynh hướng tự nhiên của cuộc sống: niềm vui thì muốn được lan tỏa, hạnh phúc luôn muốn được sẻ chia, tình yêu luôn muốn được trao ban. Người môn đệ “ở lại” càng sâu, hồn tông đồ càng mạnh sức. Người tông đồ “ra đi” càng hăng hái, càng thấy cần phải “ở lại” trong Chúa. “Ở lại” và “ra đi” là lộ trình mỗi ngày mà nếu thiếu một trong hai là người môn đệ-tông đồ thấy mất cân bằng ngay. Cần “ở lại” đủ, để “ra đi” chắc. Cần “ra đi” đủ, để thèm “ở lại” lại sâu. Người môn đệ – tông đồ cần phải sống cân bằng giữa hai chiều kích ấy.

Con Chiên Nhỏ

ddff

(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...

nsgh.net 1

(NSGH)  Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...

1234

(NSGH)  Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...

qqqw

(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...

museum

(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...

nsgh.net 1

(NSGH)  Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....

wwww

(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...

dddd

(NSGH)  Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...

cong bang xa hoi

(NSGH)  Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...

eeeeeeeeeeeeeeeee

(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...

OVAN KE

(NSGH)  Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...

kinh man coi

(NSGH)  Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...

ddd

(CGOL)  Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...

eeeeeeeeee

(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...

ccccccccccccccccccccccccccccccc

(NSGH)  Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...

2222

(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...

1234

(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...

ddddddddddddd

(CGOL)  - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...

ddddvvvvvvvvvvv

(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...

error: Bạn cần được NSGH cho phép thao tác !!