Câu Chuyện Sống Đạo

GÓC SUY TƯ

Con xin phép lạy cha ạ !

Tháng hai 11, 2023 6:42 sáng
Chia sẻ
Chia sẻ
(CGOL) Nhưng phần trích sau đây không bàn đến sự dối trá, mà bàn về tư cách và bản lĩnh của một linh mục của Chúa, trong bối cảnh có nhiều vị Linh mục ở Mỹ sa ngã phạm giới luật và cả hình luật dân sự : “Con xin phép lạy cha ạ!” của tác giả Minh Võ

“Quá trình tu luyện

Nếu ta nhìn vào quá trình tu luyện của một linh mục trước khi chịu chức thì mới thấy giáo hội đã có cả một đường lối và chương trình rộng lớn rất quy mô. Từ việc xét “ơn kêu gọi” của một chú bé muốn dâng mình cho Chúa qua việc rèn luyện, giáo dục, thử thách rồi cuối cùng quyết định “chọn” cho tiến lên bàn thờ hầu phục vụ Chúa và chăn dắt đàn chiên của Chúa là cả một con đường dài 15-16 năm.

Khi thấy một chú bé đến xin “đi tu” để sau làm linh mục, hay khi thấy một linh mục đến gia đình một chú bé mà ông thấy “khôi ngô, tuấn tú” coi có vẻ có tương lai linh mục, để “dụ dỗ” chú bé hay “thuyết phục” cha mẹ chú bé hãy để cho chú dâng mình cho Chúa, có thể có người sẽ tự hỏi: Có phải thằng bé này không có chim? Bất lực, lại cái? Sao lại dại thế, nếu là con người bình thường, thì sao không sống ở đời như mọi người để hưởng hạnh phúc lứa đôi?

Cũng có người nghĩ, khi “dụ dỗ” một chú bé đi tu chắc vị linh mục kia đã biết rõ, nêu nó không bất lực thì chắc cũng yếu kém khả năng sinh lý lắm, nghĩa là thuộc loại gần như đồ bỏ rồi. Chứ đưa những kẻ giầu năng lượng, nhiều ham muốn, đam mê vào nhà tu thì sau thành tu hú hết thì sao?

Nhưng giáo hội lại thích có những thánh nhân, những con người phi thường. Mà ta đã biết theo tâm lý học, thì thường vĩ nhân lại là những người rất nhiều đam mê, khả năng tính dục rất mạnh. Chỉ khác một điều là những thánh nhân đã biết kiềm chế và điều hướng năng lượng tự nhiên phong phú đó cho một mục đích cao thượng hơn, biến nó thành một thứ đam mê thánh thiện. Chứ tuyệt nhiên không cố tình (tiêu) “diệt” nó. Bởi vì nếu diệt hết cái nguồn năng lượng tự nhiên trời cho đó thì con người sẽ trở thành “người không ra người ngợm không ra ngợm” mất.

Sau khi đã bước vào “nhà tu” chú bé sẽ được hướng dẫn để sinh hoạt theo kiểu nhà tu. Học tập để biết cách điều hướng mình về những điều siêu nhiên. Thời gian này cũng là lúc các linh mục và tu sĩ đàn anh tìm hiểu xem chú bé có “ơn kêu gọi” (vocation) không, nghĩa là có khả năng thích hợp cho chức vụ linh mục, nhất là cho cuộc sống độc thân hay không? Bởi vì trách vụ một linh mục sau này là “chăn chiên”, tức lãnh đạo một tập thể giáo dân, một cộng đồng giáo xứ, cho nên cũng cần chú bé chứng tỏ được là mình có đủ trí thông minh, tài lãnh đạo. Nhưng có điều như đã nói trên, cái trí thông minh thường đi đôi với khả năng tính dục dồi dào hay ít nhất ở mức độ bình thường.

Phương pháp để các vị linh hướng điều hướng năng lượng tính dục của chú bé vào những việc tu trì, tiến thân về đạo đức chủ yếu ở sự cầu nguyện. Chú bé sẽ được hướng dẫn để biết cách “đọc kinh” nghĩa là cầu nguyện. Từ hình thức cầu nguyện thô sơ, giản dị và dễ thực hiện nhất là “đọc kinh” chú bé sẽ được hướng dẫn dần dần để có thể tiến tới những hình thức cầu nguyện cao hơn: suy gẫm về cuộc đời của Chúa Giêsu, học tập gương sáng của Đức Mẹ, và các thánh nhân trong giáo hội. Và sau cùng là suy gẫm về sự sống, sự chết, cõi đời sau khi chết và về Thượng Đế.

Khi chú bé tỏ ra có năng khiếu và sở thích về những vấn đề phi trần thế đó, người ta sẽ coi như chú có dấu hiệu tốt để có thể trở thành linh mục. Có những thiếu nhi phát lộ dấu hiệu được chọn ngay từ những năm đầu. Xem ra chú bé đặc biệt thích cầu nguyện, thích nhìn ảnh tượng Chúa, thích tâm sự với các linh mục, thích xem lễ, rước lễ. Nhìn chú bé trong những lúc chắp tay nghiêm trang cầu nguyện hay chăm chú nhìn lên bàn thờ theo rõi cử chỉ của vị linh mục đang dâng lễ, người ta có cảm tưởng đang nhìn một vị thánh tý hon, nét mặt rạng rỡ tươi vui hồn nhiên mà lại đăm chiêu như đang sống với những thần nhân ở một thế giới khác. Những lúc chú học tập, hay nô đùa giải trí trông chú cũng có vẻ khác người. Một vị linh mục linh hướng có đến bên lúc chú đang nô đùa hỏi: “Nếu bây giờ Chúa gọi con về trời, nghĩa là bắt con sắp sửa phải chết, thì con làm gì?” Vị linh mục có thể đang chờ đợi câu trả lời: “Con sẽ lên nhà nguyện đọc kinh…” Nhưng ông sẽ ngạc nhiên khi chú tỉnh bơ: “Con cứ tiếp tục chơi”. Những chú bé như thế rất hiếm và chắc chắn sẽ thẳng tiến đến chức linh mục một cách chắc chắn và sẽ là một linh mục thánh thiện, một “tu sĩ đắc đạo”

Nếu những vấn đề cầu nguyện, xem lễ, suy gẫm về nước Trời không làm chú bé ưa thích trái lại chú thường hay chia trí ra chuyện đời, nghĩ tưởng tới bà con anh em, bạn bè ở ngoài đời, thì phải coi như chú bé ít có khả năng trở thành linh mục tốt.

Những chú bé đến tuổi dậy thì tỏ ra không kìm hãm được những thú vui nhục dục, ngay ở tuổi này được coi như có dấu hiệu không có “ơn kêu gọi”.

Để biết mình có “ơn kêu gọi” hay không, chú bé phải thành thực bày tỏ nỗi lòng một cách thường xuyên đều đặn với một linh mục mà mình chọn làm cha linh hướng. Trong tòa giải tội, vị linh mục này không chỉ đại diện Chúa tha tội, mà còn đóng vai trò người dẫn đường cho chú bé trên con đường tu trì. Ông sẽ dựa vào kinh nghiệm riêng và các phương pháp giám định linh thiêng để đem ra những quyết định cần thiết.

Nhưng không phải chỉ có linh mục linh hướng làm nhiệm vụ theo rõi “ơn kêu gọi” của chú bé. Các tu sĩ lớn tuổi và các linh mục khác cũng có nhiệm vụ quan sát, theo rõi cuộc sống tu trì của chú bé để đánh giá về ơn kêu gọi và phúc trình với bề trên. Vị này sẽ có những quyết định chung thẩm về từng trường hợp. Một tu sĩ tập sự bị đánh giá là không có ơn kêu gọi sẽ được cha bề trên khuyên nên hoàn tục.

Dĩ nhiên tiêu chuẩn dùng làm thước đo về sự xứng đáng được ơn kêu gọi, không chỉ giới hạn ở nguyên một yếu tố “tính dục”. Các nhà giáo dục và đặc biệt là cha bề trên còn quan tâm đến những đức tính cần thiết khác của chú bé. Đáng kể nhất là đức khiêm nhường và lòng vị tha. Những thiếu nhi có tính kiêu căng và ích kỷ thường bị loại ngay từ đầu.

Những nhà tập hay tràng thử của một số giáo phận Việt Nam trước đây (khoảng giữa thế kỷ 20) thường thu nạp và đào tạo, thử thách hàng trăm tu sĩ tân tuyển ở lớp tuổi 11-12 hay 13 như vậy trong vòng 3 năm. Kinh nghiệm cho biết sau 3 năm thử thách đợt đầu này khoảng 60 phần trăm đã tự ý hoàn tục, hoặc được cho biết “không có ơn kêu gọi”, nói cách khác bị loại.

Các chủng viện, nơi đào tạo chính thức hàng giáo sĩ Công Giáo.

Số 40 phần trăm còn lại sẽ được chuyển lên một trường cấp cao hơn, gọi là tiểu chủng viện. Tại đây ở lớp tuổi dậy thì chú bé sẽ được đào luyện kỹ hơn về nhân cách tu trì trong vòng 4 năm. Ngoài việc học về ngôn ngữ và khoa học cần thiết như bất cứ học sinh trung học nào khác để rèn luyện về trí dục, thể dục, đức dục, những giờ cầu nguyện, suy gẫm và học giáo lý, thánh kinh sẽ chiếm đa số thời gian. Đây là giai đoạn sàng lọc kỹ hơn. Nên thường vài chục chủng sinh được xếp vào một lớp, dưới sự săn sóc chỉ dẫn của những tu sĩ đàn anh, hoặc một hay hai linh mục. Việc chọn một linh mục linh hướng cho mỗi người là bắt buộc.

Tại tiểu chủng viện này, chủng sinh sẽ được theo rõi về ơn kêu gọi một cách sâu sát hơn khi còn ở trường “thử”. Và thường thì sau 4 năm sàng lọc, chỉ còn độ 20-25 phần trăm đủ điều kiện để tiến xa hơn. (Nghĩa là trên dưới một nửa con số 40 % nói trên).

Trong thời gian ở tiểu chủng viện, các chủng sinh phải chứng tỏ mình đủ khả năng về học vấn, sức khỏe và đạo đức. Và quan trọng hơn cả là chứng tỏ được là mình có ơn kêu gọi, nghĩa là tính tình, xu hướng thích hợp với cuộc sống độc thân. Bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy mình còn “quyến luyến sự đời”, nhất là thấy mình còn quá ham muốn nhục dục, lâm vào những tật xấu như thủ dâm, tự ý tìm đọc những tác phẩm khiêu dâm…. thì phải rút lui kịp thời.

Đại chủng viện hay trường thần học

Thường thì một chủng sinh từ tiểu chủng viện bước lên đại chủng viện ở tuổi 18. Về kiến thức văn hóa anh ta phải có học lực tương đương với lớp 12. Và như vậy, khi bắt đầu vào đại chủng viện, được coi như đã qua bậc trung học tiến lên đại học. Đại chủng viện cũng thường được gọi là trường thần học. Thời xưa ở một số giáo phận Việt Nam người ta còn gọi là trường lý đoán.

Đại chủng viện là một đại học chuyên ngành, môn học chính là thần học. Thần học có hai khoa chủ yếu là tín lý và giáo luật. Nhưng để có căn bản vững chắc cho học thuật này, chủng sinh phải học về triết học trong hai năm đầu. Tiếp đó là một năm thần học nhập môn. Trong năm thứ ba này chủng sinh sẽ được học về thánh kinh dẫn giải, về tôn giáo đối chiếu, về sự khác biệt và tương quan giữa các khoa học, triết học và thần học.

Hai năm thử thách

Sau ba năm ở trường thần học, nhưng thực ra chưa được học về thần học chính môn, chủng sinh sẽ được phái ra ngoài để chịu sự thử thách cuối cùng thường rất cam go. Thời gian thử thách thường là hai năm. Người chủng sinh ở tuổi 20, 21, tuổi đầy sức sống và ham muốn, phải chung đụng với mọi người ở trần thế. Đại đa số được cho về coi một họ đạo biệt lập, xa các nhà xứ, xa cha quản nhiệm. Một mình tự lo lấy mọi sự, từ thức ăn, nhà ở đến việc bếp núc. Và quan trọng nhất là phải hàng ngày tiếp xúc với giáo dân, hoặc tân tòng, hoặc những người đang học đạo để tìm hiểu, giúp đỡ và hướng dẫn lớp người này về cuộc sống đạo. Trong số này dĩ nhiên có phái nữ.

Cuộc thử thách trong hai năm này sẽ cho biết công lao tu tập rèn luyện của 10 năm trước đạt đến kết quả nào. Nếu chủng sinh sa ngã thì coi như đã thất bại. Hoặc là anh sẽ tự biết mình không xứng đáng tiến lên chức linh mục và xin rút lui. Hoặc là có thể có trường hợp một chủng sinh không thành thực với mình, và với cha linh hướng, vẫn trở lại đại chủng viện để xin học tiếp, mà bề trên vẫn không biết được sự thật, không được ai khác báo cáo về những sai phạm, sa ngã của anh, nên vẫn cho anh tiến lên và chịu các chức thánh.

Trở lại chốn tu trì, có thể là nhờ vắng “dịp tội” anh có thể tiếp tục như những bạn khác. Nhưng cũng có thể là anh sẽ cảm thấy mình thường xuyên bị ray rứt bất an về những cám dỗ, năng nhớ lại những thú vui nhục dục mà anh trải qua trong thời gian thử thách thất bại và bị che giấu nên đành xin rút lui. Nếu ngược lại anh vẫn không biết mình, cố giấu những tâm tình bất ổn đó để tiến lên, thì cuộc đời của anh, sau khi làm linh mục không tránh được những đổ vỡ bi thảm.

Người ta ước lượng cứ 100 chú bé vào trường thử thì chỉ có khoảng 20 người còn lại để qua hai năm thử thách cuối cùng. Và sau hai năm thử thách con số chỉ còn lại 15-16. Con số này sẽ rút xuống còn khoảng 10 người được thụ phong linh mục. Và ta hy vọng rằng khoảng 10 vị linh mục này sẽ là những vị đại diện xứng đáng của Chúa trước tập thể giáo dân.

Môn Giáo Luật, một cám dỗ và một thử thách.

Những chủng sinh đứng vững qua hai năm thử thách, khi trở lại chủng viện sẽ tiếp tục được học về các môn thần học, thánh kinh, tôn giáo và các phép bí tích. Một năm sau đó sẽ được bắt đầu lần lượt chịu 7 chức thánh trong 4 hoặc 5 năm. Khoa thần học chia làm hai môn chính là tín lý và luân lý. Khoa tín lý dạy chủng sinh về những điều phi lý, nghịch lý, khó hiểu, trái với sự hiểu biết và lý luận thông thường của mọi người, nhưng bắt buộc phải tin. Đó là những tín điều về Thượng Đế, về Chúa Ba Ngôi, Về thần tính và nhân tính của Chúa Giêsu, về sự sống lại của Người, về Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh, về Đức Mẹ hồn xác lên trời vân vân…. Nếu chủng sinh sa ngã, nghĩa là không tin vào những tín điều đó, thì coi như thất bại. Cần phải xin rút lui.

Về luân lý, quan trọng nhất là 10 giới răn của Chúa đã truyền cho Mai Sen trong thời Cựu Ước. Kế đến là 6 điều răn dạy của Giáo Hội. Cách giải thích, ứng dụng và chế tài đối với những vi phạm các giới răn nói trên.

Trong vấn đề học tập và nghiên cứu về 10 giới răn của Chúa, có việc phân tích, giải thích điều răn thứ sáu: “Chớ làm sự tà dâm” và áp dụng giới răn này vào việc “giải tội” cho giáo hữu khiến các chủng sinh đứng trước một thử thách mới khá cam go. Có thể nói là còn cam go hơn 2 năm thử thách.

Chú bé khi bước chân vào nhà tu từ khi chưa đến tuổi dậy thì cho đến nay thường được khuyên giữ mình xa lánh đàn bà con gái và còn được cảnh giác là nghĩ đến đàn bà con gái cũng không nên. Trong hai năm thử thách người chủng sinh đã được cho cơ hội tiếp xúc thường xuyên với đàn bà con gái trong nhiệm vụ truyền đạo và dạy đạo của mình. Và khi trở lại trường thần học, người chủng sinh coi như đã chiến thắng trong cuộc thử thách đó. Và vì có chiến thắng hiển hách đó nên nới được tiếp cận với những vấn đề tế nhị là nghiên cứu và phân tích cặn kẽ về ý nghĩa và nội dung đa dạng đầy sức cám dỗ là giới răn thứ sáu.

Ta đã biết luật tâm lý sơ đẳng là ý niệm đưa tới hành động. Và khi học về luân lý với giới răn thứ sáu này, người chủng sinh đã tiếp cận với những ý niệm táo bạo nhất, lạ lùng nhất và đầy sức cám dỗ. Các nhà thần học về giáo luật đã để ra nhiều công sức viết ra hàng trăm trang sách về vấn đề này để cho các chủng sinh nghiên cứu và dùng những tài liệu này để dạy chủng sinh. Những chủng sinh chưa qua hai năm thử thách tuyệt đối không được học và nghiên cứu những vấn đề tế nhị này.

Nguồn từ Facebook : Phuc H Vu

ddff

(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...

nsgh.net 1

(NSGH)  Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...

1234

(NSGH)  Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...

qqqw

(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...

museum

(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...

nsgh.net 1

(NSGH)  Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....

wwww

(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...

dddd

(NSGH)  Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...

cong bang xa hoi

(NSGH)  Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...

eeeeeeeeeeeeeeeee

(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...

OVAN KE

(NSGH)  Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...

kinh man coi

(NSGH)  Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...

ddd

(CGOL)  Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...

eeeeeeeeee

(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...

ccccccccccccccccccccccccccccccc

(NSGH)  Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...

2222

(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...

1234

(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...

ddddddddddddd

(CGOL)  - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...

ddddvvvvvvvvvvv

(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...

error: Bạn cần được NSGH cho phép thao tác !!