VĂN HÓA
Để ơn gọi ngoại quốc không còn là nỗi lo của các bạn trẻ Việt Nam
(CGOL) Để giúp các bạn trẻ khám phá ơn gọi tu trì của mình không chỉ trong nước mà còn mở rộng đến các Hội dòng quốc tế, những năm qua nhiều Hội dòng ngoại quốc quyết định tìm đến Việt Nam chiêu sinh ơn gọi với nhiều phương tiện và cách thức truyền giáo khác nhau nhằm cổ vũ ơn gọi nơi các bạn trẻ. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ Việt hiện nay đang còn phân vân trong việc chọn lựa ơn gọi nơi các Hội dòng quốc tế bởi những khoảng cách địa lý, hội nhập nền văn hóa, sự khác biệt về ngôn ngữ,vv…. Đây cũng là một trong những rào cản lớn trong việc quyết định chọn lựa ơn gọi tu trì của các bạn trẻ. Để ơn gọi ngoại quốc không còn là nỗi lo của các bạn trẻ, mời các bạn cùng Công giáo online khám phá những khía cạnh sau:
* Hội nhập văn hóa
Được gọi là “ổ ơn gọi”, Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây đã thu hút nhiều dòng tu ngoại quốc đến chiêu sinh ơn gọi và thu hút nhiều bạn trẻ tìm hiểu. Để việc cổ vũ ơn gọi đạt hiệu quả nhiều Hội dòng đã hòa nhập với nền văn hóa Việt, hội nhập vào những nét văn hóa truyền thống của người Á Đông bằng việc làm cụ thể lan tỏa tình bác ái Tin mừng và dấn thân vào các công tác xã hội. Nếu tìm hiểu kỹ, nhìn lại quá trình phát triển của các dòng tu tại Việt Nam cũng có nhiều dòng tu ngoại quốc đã có mặt từ rất sớm như: Dòng Đaminh (năm 1550), Dòng Tên (năm 1615), Dòng Lasan (năm 1866), Dòng Chúa quan phòng (năm 1876), Dòng Chúa Cứu Thế (1925) …vv… với nhiều linh đạo và đặc sủng khác nhau hiện diện và phát triển trên đất Việt hàng trăm năm nay.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập hàng giám phẩm Việt Nam (24/11/1960 – 24/11/2020), Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho cho biết: Số dân Công giáo tại Việt Nam năm 2020 là gần 7 triệu giáo dân (chiếm 8% tổng dân số), thuộc 27 giáo phận với khoảng 4.500 xứ, hơn 4.000 linh mục và khoảng 23.000 tu sĩ nan – nữ thuộc 240 dòng tu. Mặc dù là đất nước không phát triển mạnh như các nức Châu Âu, nhưng với con số này đã chứng minh ơn gọi của Việt Nam rất dồi dào và chiếm cảm tình các các Hội dòng quốc tế. Đây là một con số cho thấy sự phong phú về sự hiện diện của các hội dòng tại Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng thời cũng là sự thuận lợi trong quá trình giúp các bạn trẻ có thể tìm hiểu sâu về linh đạo và đặc sủng của các Hội dòng để phù hợp với bản thân.
Trong bối cảnh hiện nay, sự hiện diện của các Hội dòng cũng đã góp phần không nhỏ trong việc cộng tác vào các công trình giáo phận, giáo xứ. Đồng thời cũng là dịp để các dòng tu có cơ hội phục vụ, giới thiệu Hội dòng đến với các bạn trẻ, không chỉ giới thiệu về những linh đạo và đặc sủng của Dòng mà còn giới thiệu về những nét văn hóa riêng của đất nước để cùng hội nhập và giao thoa với nền văn hóa đất Việt.
* Vượt qua rào cản về ngôn ngữ
Hiện diện tại Việt Nam, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng với ơn Chúa. Hầu hết các Hội dòng đã hiểu rõ được sứ mạng của mình nên luôn cố gắng hội nhập để vượt qua những khó khăn. Chính vì thế mà ngôn ngữ chính là rào cản lớn đối với các bạn trẻ đang có ý hướng tìm hiểu Hội dòng.
Ngôn ngữ được ví là tấm gương phản chiếu cách nghĩ của một dân tộc. Nó phản ánh tất cả các khái niệm của con người và muốn hiểu về một ai, một vấn đề, sự kiện nào đó ta cũng cần đến ngôn ngữ để thông hiểu. Chính qua ngôn ngữ, con người học suy tư và cũng chính qua ngôn ngữ con người diễn tả điều mình cảm nhận và điều con người nghĩ, Bởi vậy, muốn hiểu văn hóa và con người Việt Nam nghĩ gì, cần phải hiểu ngôn ngữ nơi họ. Hiểu được điều này, các Hội dòng đã cố gắng hòa nhập với văn hóa Việt, học tập ngôn ngữ, đồng thời thúc đẩy và tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt tìm hiểu và học thêm ngôn ngữ chung của Hội dòng quốc tế là Anh Văn. Đây cũng là điềm nổi bật thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ đến tìm hiểu.
Bạn Nguyễn Thị Tâm – giáo phận Thanh Hóa chia sẻ: Kể từ khi học cấp 3 nhìn thấy các Sơ phục vụ tại giáo xứ mình cảm thấy rất ấn tượng, và kể từ đó mình nuôi dưỡng ơn gọi đi tu và ước được làm việc như các Sơ, lúc đầu cũng không biết dòng tu trong nước và dòng tu quốc tế như thế nào. Và sau thời gian đi học xa, được tiếp xúc với các Sơ và mình cũng tìm hiểu về các Hội dòng thông qua các trang mạng xã hội, mình bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về các dòng tu trong nước và quốc tế. Thấy ơn gọi quốc tế có vẻ hợp với mình hơn. Sắp tới mình hoàn thành chương trình đại học và sẽ xin gia nhập một dòng tu tại Hàn Quốc, bởi mình thích văn hóa ở xứ sở Kim Chi và muốn phục vụ tại đó. Thế nhưng lúc đầu ngôn ngữ cũng là rào cản lớn đối với mình, mình sợ vì không học được nhưng với quyết tâm mình đã vượt qua và giờ ngôn ngữ của mình đã tiến bộ hơn rất nhiều. Đến thời điểm này mình cũng tự tin để có thể tìm hiểu một Hội dòng ngoại quốc mà mình đã ấp ủ, ngoài ra, nhờ cố gắng học ngôn ngữ giờ việc học của mình diễn ra rất tốt, mình cũng có cơ hội giao tiếp bạn nước ngoài.
Có lẽ ngôn ngữ là một trong những rào cản lớn đối với mỗi người, nhưng hãy cố gắng kiên trì vì mục tiêu của mình chắc chắn nó sẽ không còn là nỗi khó khăn mà còn đem lại cho bạn nhiều cơ hội hơn. Bởi vâỵ, trong đời sống thánh hiến hãy luôn biết ký thác vào Chúa, với lòng quyết tấm chắc chắn dù khó khăn Ngài sẽ đưa ta vượt qua những thử thách. Và ngôn ngữ cũng thế, chắc chắn lúc đầu sẽ là những khó khăn nhưng hãy xem nó như là cuộc đấu và cố gắng kiên nhẫn vượt qua.
* Khoảng cách địa lý
Hiện nay các phương tiện đi lại dễ dàng hơn trước đây rất nhiều, chỉ cần một chiếc smartphone bạn có thể đặt tấm vé chưa đầy 1 phút mà không cần phải mất hàng tiếng đồng hồ ra tận nơi mua vé. Điều này khiến cho việc khoảng cách địa lý bị thu hẹp lại rất nhiều và trở nên gần gũi hơn.
Và có lẽ ai đi đâu thì tình cảm gia đìnhh vẫn là điều quan trọng nhất, hiểu được tâm lý và giá trị của tình cảm gia đình hầu hết tất cả các Hội dòng đều đào tạo các ứng sinh tại Việt Nam trong những giai đoạn đầu đời của đời tu, sau khi ứng sinh đủ năng lực và khả năng tiếp thu những kiến thức họ sẽ trở về trụ sở chính để việc đào tạo được tốt hơn nhằm giúp các ứng sinh có điều kiện học tập, thích nghi nền văn hóa khác nhau. Đồng thời, các hội dòng vẫn tạo điều kiện cho các ứng sinh liên lạc và trở về với quê hương trong những ngày nghỉ phép hoặc gia đình có công việc.
Theo Cha Tô-ma Vũ Quang Trung – dòng tên, ơn gọi là một hồng ân Chúa ban và là tiếng gọi từ trên cao gửi đến những ai Chúa muốn. Ơn gọi không phải là kết quả của một chiến dịch quảng cáo rầm rộ bên ngoài. Dòng tu nào càng sống triệt để đặc sủng và linh đạo của Đấng sáng lập thì sức hấp dẫn và sự cuốn hút các bạn trẻ đến với nhà dòng càng cao. Sức hấp dẫn ấy không đến từ bản thân người sống đời thánh hiến nhưng do chính sự hoạt động mạnh mẽ và sâu lắng của Chúa Thánh Thần nơi cuộc sống thánh hiến và phục vụ của các tu sĩ ấy. Vì vậy, một tu sĩ càng trung thành sống theo sự dẫn dắt và tác động của Chúa Thánh Thần theo đặc sủng và linh đạo của Hội dòng thì càng có sức lôi cuốn ơn gọi tìm đến với nhà dòng mình”.
Quả đứng thế, đời sống thánh hiến là một hồng ân Chúa ban cho mỗi con người, có lẽ, dù là dòng tu trong nước hay quốc tế thì điều quan trong vẫn là một sự quyết định của từng cá nhân với ơn gọi của Hội dòng đó, miễn trong tâm hồn cảm thấy sự bình bàn và có khả năng sẵn sàng thi hành sứ mạng được giao phó. Đừng quá lo lắng vì khoảng cách địa lý mà ảnh hưởng đến đời tu.
Thay cho lời kết xin mượn 4 tiêu chuẩn của niềm vui tận hiến được Đức Thánh Cha Phanxico nêu lên đặt nền tảng trên bản chất đời tu gồn: ơn gọi là ơn ban của Thiên Chúa dành cho cá nhân người tu sĩ; Người tu sĩ được nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki tô; Người tu sĩ hội nhập vào đặc sủng của một dòng tu hay tu viện; Phục vụ cho vương quốc Thiên Chúa. Xác định được giá trị của ơn gọi, người tu sĩ sẽ luôn tìm được hạnh phúc đích thực và mới có khả năng giúp những người trẻ gặp gỡ chúng ta cảm thấy bị thu hút vì họ nhận ra chúng ta hạnh phúc./.
Trần Hà
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...