GÓC SUY TƯ
Khám phá chính mình
(CGOL) Cuộc đời của mỗi người là một hành trình dài qua năm tháng, từ tuổi thơ cho đến trưởng thành trải qua bao thay đổi. Có thể nói không ngày nào giống ngày nào, vì quanh ta sự vật, cỏ cây, sinh vật, con người và ngay cả chúng ta cũng không ngừng lớn lên và thay đổi từng giây phút.
Như William Arthur Ward – một nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ đã từng nói: “Chuyến phiêu lưu của cuộc đời là học hỏi. Mục đích của cuộc đời là trưởng thành”. Thật vậy, cuộc sống là một chuyến phiêu lưu, là một chặng đường dài mà ở đó mỗi người phải học hỏi không ngừng để đạt đến cùng đích là sự trưởng thành. Trưởng thành luôn là một món quà vô giá của cuộc sống, và tất cả chúng ta được sinh ra để trở thành một người trưởng thành. Đây cũng là yếu tố cần thiết để con người sống đẹp, sống tốt với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình. Từ đó, chúng ta có thể hoàn thành sứ mệnh “làm người” mà Đấng Tạo Hoá đã ban. Tuy nhiên, sự trưởng thành không tự nhiên mà có, nó phải trải qua một quá trình dài do sự học hỏi, rèn luyện, do môi trường xung quanh và do chính bản thân mỗi người nữa. Vậy thế nào là trưởng thành? Làm sao để biết mình thực sự trưởng thành?
Trong cuộc sống chắc hẳn bạn đã từng nghe câu: “lớn rồi mà dại”, “Lớn mà hành xử như đứa trẻ” hay câu “già như bà cụ non”. Điều này cho thấy sự trưởng thành không lệ thuộc vào tuổi tác, không phải vượt ngưỡng tuổi 18 – dấu mốc độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật là họ đã trưởng thành như nhiều người vẫn lầm tưởng. Chính sự lầm tưởng này mà biết bao bạn trẻ để chứng minh mình đã lớn mà cố gắng học đòi những thú vui tệ nạn hay những hành động vô nghĩa của người lớn. Sự trưởng thành nó lớn lao hơn nhiều, nó là một thứ gì vô hình trong mỗi chúng ta, nó điều khiển hành động và suy nghĩ của ta để đi theo con đường của lẽ phải. Như vậy, người trưởng thành là người biết mình là ai, biết mình muốn gì và làm chủ được chính mình, làm chủ được cảm xúc, lời nói và hành vi.
Trưởng thành của mỗi người là một chặng đường, một quá trình lâu dài chứ không phải chuyện một sớm một chiều. Quá trình trưởng thành sẽ là sự thay đổi của chúng ta về vóc dáng bên ngoài lẫn về tâm lý, suy nghĩ bên trong. Tuy nhiên liệu chúng ta đã thực sự lớn khôn về tâm lý lẫn sinh lý hay vẫn chỉ là những đứa trẻ “đội xác” người lớn? Để biết mình đã trưởng thành hay chưa, hãy cùng tôi gác lại những bộn bề lo toan của cuộc sống để khám phá bản thân. Chính những lúc dừng lại mới nhận ra chúng ta đã quá chú trọng trong việc tìm kiếm tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn mà bỏ qua những giá trị nhân bản, một tiền đề quan trọng cho sự phát triển của mỗi người. Dừng lại cũng là lúc tôi khám phá ra mình có nhiều thiếu sót mà tôi phải học hỏi, rèn luyện không ngừng nhất là làm chủ cảm xúc của mình. Tuy cảm xúc là một phần nhỏ trong quá trình trưởng thành nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến con người của mình. Vì thế ai trong chúng ta cũng phải học cách để trưởng thành hơn về mặt cảm xúc.
Cuộc sống của chúng ta đang không ngừng phát triển và song song với nó là sự cạnh tranh, áp lực cùng với muôn vàn thử thách. Điều này khiến chúng ta phải đối mặt với các chứng bệnh của thời đại là stress, trầm cảm, cáu gắt và dễ nóng giận. Khi cảm xúc vượt tầm kiểm soát hay nói cách khác khi không làm chủ được cảm xúc của mình, chúng ta không chỉ phá vỡ các mối quan hệ, gây ra những vết sẹo dài với những người mình yêu thương mà còn gây tổn hại cho sức khoẻ. Như nhân gian có câu “Cả giận mất khôn”, tức giận là trạng thái cảm xúc quen thuộc trong thế giới tình cảm của con người. Tức giận là cảm xúc tiêu cực mang đến sự bức bối khó chịu mà còn làm con người mất kiểm soát trong lời nói, hành vi. Cũng chính vì tức giận không làm chủ được chính mình để một phút mất bình tĩnh mà tôi đã đánh mất chính mình trong lời nói, và hậu quả của nó là tôi đã làm rạn nứt một mối quan hệ mà phải mất một thời gian rất dài để hàn gắn lại. Cũng vậy, vì không làm chủ được chính mình mà tôi không vượt lên được thiện cảm và ác cảm tự nhiên, bởi khi có cảm tình với ai chúng ta thường chú ý đến các mặt tốt của họ và bỏ qua những khuyết điểm. Ngược lại, khi đã không ưa người nào thì bất cứ ưu điểm gì chúng ta cũng bỏ qua và chỉ để ý đến khuyết điểm của người khác, đúng như câu ca dao: “Thương nhau thương cả đường đi, ghét nhau ghét cả đường tông chi họ hàng” là thế. Các trạng thái vui, buồn, giận dỗi…vẫn luôn diễn ra hằng ngày vì mọi thứ không phải lúc nào cũng theo ý mình, không phải mọi điều mình làm đều đúng, nên có lúc tôi vẫn chưa làm chủ được cảm xúc khi được người khác góp ý, phê bình dù đó là lời tích cực hay tiêu cực.
Dẫu rằng các vấn đề đó trong tôi không thường xuyên, nhưng dù nhiều hay ít tôi vẫn phải chú ý và rèn luyện nó không ngừng. Bởi con người không ai là hoàn hảo, không phải là một ốc đảo sống tách biệt với hoàn cảnh sống. Vì thế, sự tác động, cọ sát là điều không thể tránh khỏi và đó cũng là yếu tố cần thiết để mỗi người hoàn thiện bản thân và trưởng thành hơn. Thật vậy, sau những năm tháng được nuôi dưỡng, được tào tạo trong đời sống tu trì, cách riêng là đời sống cộng đoàn nơi Hiệp hội Đức Maria – Mẹ Sự Sống, tôi khám phá ra mình đã trưởng thành hơn rất nhiều so với trước. Nhưng điều ấy không có nghĩa tôi đã thực sự trưởng thành, vì thế dù bất cứ nơi đâu hay trong hoàn cảnh nào tôi cũng phải học hỏi và rèn luyện bản thân không ngừng.
Chúng ta nên nhớ rằng trưởng thành không phải cứ lớn lên là sẽ có, đâu phải dễ dàng gì để được coi là một người trưởng thành. Nhưng sự trưởng thành không từ chối bất kỳ ai. Hai chữ “trưởng thành” tưởng chừng như đơn giản nhưng nó vô cùng quan trọng mà mỗi người đều phải có, bởi chúng ta không thể là trẻ con mãi được. Hơn bao giờ hết chúng ta phải lớn lên, phải trưởng thành và trưởng thành thực sự. Cách riêng là một người đang bước đi trên đường dâng hiến, tôi không chỉ trưởng thành nhân bản tự nhiên, nhưng phải đi xa hơn nữa là hướng đến sự trưởng thành nhân bản toàn diện – nhân bản tự nhiên, nhân bản Ki-tô giáo và nhân bản đời tu. Có như thế tôi mới là một sứ giả Tin mừng thực sự, vững bước vào đời, dấn thân làm chứng cho tình yêu dâng hiến và phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân cách hiệu quả.
Đồng Hành
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...