GÓC SUY TƯ
Không gian mạng – Món quà của Thiên Chúa
(CGOL) Tức thời, toàn cầu, linh hoạt, dễ sửa đổi, dễ thích nghi, tiếp cận không giới hạn,…. Đó là những tính năng nổi bật của không gian mạng đem lại. Như vậy, internet đã tạo ra một không gian đặc biệt giúp con người học hỏi, trao đổi và kết nối lại với nhau. Đã bao giờ bạn xem nó như là một món quà mà Thiên Chúa giành tặng cho bạn chưa?
* Món quà của Thiên Chúa
Các công cụ của không gian mạng rất phong phú và đa dạng như: thư điện tử; website; bloger; trò chơi, thương mại, tiếp thị, mua sắm trực tuyến; các trang mạng xã hội và các sân học tập trực tuyến, vv,….. đã trở thành công cụ hữu ích cho người dùng. Nếu chúng ta nhận ra không gian mạng như là món quà của Chúa, nó sẽ cung cấp cho bạn nhiều cơ hội mới ngoài việc phục vụ đời sống vật chất mà còn nuôi dưỡng đời sống tâm linh giúp ta đi vào cuộc đối thoại với Thiên Chúa.
Trong Huấn thị “Thời Đại Mới – Aetatis Novae”, số 3 – về việc Truyền thông Xã hội, Internet và các hình thức truyền thông khác đều phát xuất tự sự truyền thông trong yêu thương giữa các ngôi vị Thiên Chúa và từ việc Thiên Chúa truyền thông cho con người. Quả thực, Thiên Chúa đã truyền thông chính bản thân Ngài cho nhân loại và vẫn tiếp tục truyền thông với con người qua nhiều cách và nhiều phương tiện, đặc biệt là qua Giáo hội. Bởi Giáo hội đã nắm giữ và bảo vệ mạc khải của Chúa, cùng với đặc quyền giáo huấn được Thiên Chúa trao phó trách nhiệm truyền thông đó là: giải thích chính thức và chính xác Lời của Ngài.
Theo Gisbert Greshake – một nhà thần học người Đức từng phát biểu rằng: Truyền thông (Communication) từ nguyên thủy là một ý tưởng thần học trọng tâm của Ki-tô giáo về Thiên Chúa và thế giới. Nghĩa là được xây dựng trên nền tảng “Thiên Chúa Ba Ngôi – Đấng đi vào trần gian và thông ban chính Ngài cho con người trong Đức Giê-su Ki-tô và trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đồng thời, muốn nói đến sự giao tiếp giữa con người với con người như một hành vi phục vụ than nhân và trao tặng cho nhau một món quà mà nhờ đó cả hai được hiệp thông với nhau”. Vì thế, không gian mạng được ví như một món quà đặc biệt mà Thiên Chua ban tặng cho con người, qua Đức Giê-su Ki-tô – Đấng đã mặc lấy xác phàm để trực tiếp gặp gỡi con người và truyền thông về chính Thiên Chúa.
Nhìn lại sau gần 3 năm đại dịch Covid-19 hoành hành đã có nhiều đau thương mất mát và những cột mốc không thể quên. Trải qua 4 làn sóng dịch Covid-19 tại Việt Nam gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Sức mạnh của truyền thông trong thời điểm lúc bấy giờ được dậy sóng từ thành thị cho tới nông thông, từ người già cho tới các trẻ nhỏ giúp người dân nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời qua các kênh thông tin như: tin nhắn (SMS), các trang mạng xã hội chính thống trên Zalo, Facebook, youtube hay các trang báo uy tín.
Đối với người Công giáo, hầu hết Giáo phận tại Việt Nam đều đã tạm ngưng cử hành thánh lễ nơi có đông giáo dân tham dự. Mặc dù đây là điều vô cùng đáng tiếc và khó có thể nào bù đắp được. Tuy nhiên, để nâng đỡ đời sống đức tin của dân Chúa, nhiều Giáo phận đã tổ chức thánh lễ trực tuyến trên các phương tiện truyền thông xã hội. Các khóa tĩnh tâm, hội thảo, giờ cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa và đời sống thiêng liêng cũng gia tăng từ đó đã giúp họ hiểu rõ và học hỏi về đạo sâu hơn.
Trước đây nhiều người vẫn xem nó như là không gian ảo, chỉ những người rảnh rỗi mới giành thời gian vào những thứ đó. Thế nhưng, trên thực tế, cái bị cho là không gian “ảo” đã trở thành “thực”, bởi vì không gian đó đã tạo điều kiện cho con người kết nối và giao tiếp với nhau. Nó tác động cách cụ thể tới cảm xúc, tinh thần và đời sống xã hội của con người. Vì thế, không gian mạng đã trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội ngày nay.
* Hướng đến đào tạo các nhà truyền thông Kitô giáo
Giữa một thế giới chịu tác động của các phương tiện kỹ thuật số, con người và cộng đoàn con người luôn là cùng đích và là thước đo việc sử dụng các phương tiện truyên thông xã hội. Để trân trọng món quà mà Thiên Chúa ban và cùng nhau xây dựng Nước Chúa ngay cuộc sống trần thế này có phải có kế hoạch đào tạo nhân sự trong các lĩnh vực truyền thông, trong đó cần hướng tới đào tạo các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, thừa tác viên, giáo lý viên,…- Là những người đang nuôi dưỡng đời sống đức tin của người Ki-tô hữu.
Để hướng đến đào tạo các nhà truyền thông Ki-tô giáo, chúng ta nên hiểu nhân sự của Giáo Hội phải có khả năng ít nhất là biết nắm bắt ảnh hưởng của những công nghệ truyền thông hiện đại, các phương tiện truyền thông đại chúng trên các cá nhân và xã hội. Họ cũng phải được chuẩn bị để có thể phục vụ cả những người “giàu thông tin” lẫn những người “nghèo thông tin”. Họ cần biết cách mời gọi người khác đối thoại, tránh kiểu truyền thông mang dáng dấp bá quyền, thao túng và tìm tư lợi. Những ai tham gia tích cực trong công việc truyền thông cho Giáo Hội cần phải có những kỹ năng chuyên môn đối với các phương tiện truyền thông, cũng như được đào tạo về mặt giáo lý và tâm linh.
Bên cạnh đó, việc đào tạo các nhà truyền thông Kitô giáo không chỉ đơn thuần học về kỹ thuật nhưng qua đó học cách sống có ích trong thế giới không gian mạng, biết đưa ra óc phán đoán sáng suốt theo các tiêu chuẩn đạo đức lành mạnh, mở rộng sự hiểu biết, mở rộng các chân trời mới cũng như làm danh Thiên Chúa – Đấng là nguồn gốc của mọi sự tốt đẹp.
Có thể nói, thế giới của không gian mạng là một phát minh vĩ đại có giá trị của nhân loại, là một công cụ hữu ích phục vụ như cầu của con người – tất cả là món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người hưởng dùng ngày nay. Để lưu giữ món quà giá trị này, chúng ta cần ý thức việc sử dụng đúng mục đích để làm thế nào không chỉ phục vụ cho cá nhân mà còn áp dụng vào chương trình mục vụ cho sứ mệnh yêu thương và hiệp nhất của Giáo hội giữa một thế giới đầy biến động của sức mạnh công nghệ kỹ thuật số./.
Trần Hà
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...