Câu Chuyện Sống Đạo

GÓC SUY TƯ

Kỉ niệm và kinh nghiệm nơi vườn cây dầu với người môn đệ xưa và nay

Tháng tư 5, 2023 9:16 sáng
Chia sẻ
Chia sẻ

(CGOL)  Kỉ niệm và kinh nghiệm nơi vườn cây dầu với người môn đệ xưa và nay

oktt

1. Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu:

Tôi tự hỏi rằng rốt cuộc rồi Chúa Giêsu được gì khi dắt theo ba môn đệ vào Vườn Cây Dầu? Rõ ràng là chẳng được gì cả. Họ ngủ vì mắt họ nặng trĩu, trong khi từ bữa ăn chiều cho đến lúc đó có biết bao nhiêu sự lạ đang xảy ra trong tâm hồn Thầy Chí Thánh của họ. Họ biết, nhưng vì họ không vượt qua được giới hạn và sức nặng của thể lý nên họ phải ngủ là điều dễ hiểu. Dắt họ theo, Chúa đâu có được gì! Các môn đệ này đâu có an ủi Chúa, đâu có thức cùng Chúa, mà sự ngủ mê của họ càng làm Chúa phải đau lòng và cô đơn nhiều hơn. Đến nỗi lần thứ ba khi quay lại thấy họ còn ngủ, Chúa thở dài ngao ngán “lúc này mà còn ngủ còn nghỉ sao?” (Mt 26,45) Chúa đón nhận chén đắng này một mình Ngài mà không có một người phàm nào an ủi. Theo Thánh Ý Chúa Cha, Mẹ Maria cũng không thể hiện diện trực tiếp với Ngài trong lúc này dù Mẹ vẫn thông hiệp với Chúa trong mọi bước đường Thương Khó. Một mình Chúa phải đối diện và uống cạn chén đắng Thánh Ý Chúa Cha. Thiết nghĩ, Vườn Cây Dầu đúng nghĩa là một cuộc hấp hối (agony) theo nghĩa là Chúa phải giành giật, giằng co, đấu tranh từng giây phút giữa mạng sống và ý riêng của Ngài và Thánh Ý Chúa Cha muốn Ngài hiến dâng và chịu khổ nạn để cứu chuộc nhân loại, cho đến khi Ngài chấp nhận chu toàn thánh ý Chúa Cha cách trọn vẹn. Hầu như chưa có lúc nào trong Tin Mừng miêu tả rõ về việc cầu nguyện của Chúa cho bằng lúc này, cả về nội dung lẫn tâm trạng và thể trạng của Ngài nữa. [1]

2. Kỉ niệm và kinh nghiệm nơi Vườn Cây Dầu với người môn đệ ngày xưa:

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Chúa Giêsu dắt họ vào trong Vườn Cây Dầu vẫn có lý do của Ngài. Về phần Ngài thì đúng là chẳng được gì, và Ngài cũng đâu cần thiết an ủi nơi con người, cho dù Ngài đang phải trải qua những giờ phút kinh hoàng nhất trong cuộc đời. Nhưng Ngài dẫn các môn đệ này theo Ngài vào Vườn Cây Dầu là vì lợi ích của chính họ. Thật vậy, sau khi Chúa phục sinh rồi, theo thánh Luca tường thuật thì “trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa.” (Cv 1,3) Đó là thời kì mà Chúa Giêsu tiếp tục đào tạo các Tông đồ và mở lòng mở trí cho các ông hiểu thấu Thánh Kinh và những gì Thánh Kinh nói về Người trong ánh sáng của mầu nhiệm Phục Sinh. Rất nhiều biến cố, lời nói và hành động của Chúa mà các ông chỉ có thể hiểu được “sau khi Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết” (Ga 2, 22; 20, 9) khi được chính Đấng Phục Sinh soi lòng mở trí. Và khi Chúa mở mắt cho họ thấy được ý nghĩa của từng biến cố một trong ánh sáng và cái nhìn của mầu nhiệm Vượt Qua với cả hai thì Khổ Nạn và Phục Sinh, thì bấy giờ tất cả những kỉ niệm ấy lại trở nên những kinh nghiệm thiêng liêng vô giá cho các tín hữu đầu tiên này. Lời Chúa nói thật xác đáng, nhưng có lẽ sau biến cố này họ mới hiểu từng chữ từng lời: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện để khỏi lâm vào cơn cám dỗ.” (Mt 26,41) Cơn cám dỗ gì vậy? Đó là cơn cám dỗ từ chối nẻo đường thập giá, từ chối tuân hành ý Chúa Cha và làm theo ý riêng mình. Chính vì không canh thức và cầu nguyện nên các môn đệ khi Chúa bị bắt mới tán loạn khắp nơi và bỏ Thầy mà chạy. Chẳng vậy thì nếu họ đã chứng kiến bao sự lạ lùng trong tâm hồn của Thầy mình từ chiều đến giờ, và Ngài lại mới trải qua cơn hấp hối đáng sợ như thế, họ sẽ phải kề vai sát cánh với Thầy một khi Thầy bị bắt, để bảo vệ Thầy và nếu có bị bắt đi nữa thì cũng sẽ cùng Thầy chịu chết mới phải! Nhưng chúng ta có thể tự hỏi: Nếu các Tông Đồ mà hi sinh cùng với Chúa như vậy thì làm gì còn có Giáo Hội? Nói cách nào đó, trong thánh ý mầu nhiệm, Chúa “lường trước” việc các ông sẽ yếu hèn và bỏ chạy hết, để rồi biến cố Khổ Nạn của Chúa sẽ trở thành một kinh nghiệm sâu đậm trong tâm hồn các ông để các ông luôn ý thức về sự yếu hèn của mình. Và chính điều đó thúc đẩy các ông trung thành đến xả thân mà ra đi rao giảng Tin Mừng ấy sau này.

3. Kỉ niệm và kinh nghiệm nơi Vườn Cây Dầu với người môn đệ ngày nay

Trong đời sống chúng ta, có lúc chúng ta cũng đối diện với bao thứ cô đơn mà không ai có thể giúp đỡ được. Những lúc đó chúng ta thấy được mẫu gương của Chúa Giêsu, Đấng đã trải qua mọi kinh nghiệm nhân sinh như chúng ta. Có nhiều lúc chúng ta cũng phải đau đớn đến xót xa khi chấp nhận bỏ đi ý riêng mình mà thi hành thánh ý Chúa Cha. Cha giáo Phaolô Nguyễn Đức Nguyên trong bài chia sẻ về Thứ Năm Tuần Thánh năm nay đã nhận định: “Lời cầu nguyện của Chúa trong Vườn Cây Dầu là lời cầu nguyện đậm chất con người nhất khi muốn thoát khỏi đau khổ và cái chết. Đó cũng là lời cầu nguyện bi thảm nhất khi Chúa nhận ra ý Cha và ý Chúa không đồng nhất như nhau. Nhưng đó cũng là lời cầu nguyện siêu việt nhất khi Chúa chọn chu toàn thánh ý Chúa Cha và bỏ đi ý riêng mình, và đó cũng là lời cầu nguyện trọn hảo nhất khi Ngài tôn vinh Chúa Cha bằng cách từ khước nẻo đường vinh quang của một Đấng Messiah trần thế. Với lẽ khôn ngoan thông thường, người ta sẽ tránh né hy sinh và ngại ngần khổ chế. Sự khôn ngoan của thập giá thì biết rằng khổ đau là phúc phần của người được Chúa chọn và vinh quang Phục Sinh sẽ đến sau buồn thương của Khổ Nạn… ” [2]

Nhưng song song đó, có những lúc chúng ta cũng thấy mình chẳng khác gì các môn đệ. Chúng ta không vượt qua được những giới hạn của phận người và thiếu cầu nguyện, nên một khi cám dỗ đến, chúng ta không chống trả nổi. Chúng ta để Chúa cô đơn trong khi chúng ta thì tìm dễ dãi an nhàn cho mình nhiều hơn. Chúng ta chẳng thức nổi với Chúa một giờ để cầu nguyện và canh thức, nhưng có thể tiêu tốn hàng giờ nói chuyện tầm phào với nhau. Chúng ta cảm thấy việc đạo đức là chán ngán khô khan, trong khi phung phí biết bao sức lực, thời giờ, của cải cho những việc trần gian hay thậm chí là những thứ vô bổ và có hại. Tuy nhiên, dù chúng ta yếu hèn và giới hạn, Chúa vẫn chấp nhận chọn đưa chúng ta vào Vườn Cây Dầu với Chúa, để chúng ta cảm nhận và ý thức về chính mình rõ hơn, để thêm kinh nghiệm cho cuộc sống của chính chúng ta, để thấy được lòng thương xót và tình yêu của Chúa. Và lời Chúa nói với các môn đệ trước khi Chúa bị bắt cũng là lời Chúa nói với mỗi người chúng ta: “Đứng dậy, ta đi nào!” (Mt 26, 46) Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ cũng là mời gọi chúng ta đối diện với giây phút đau đớn nhất đời Ngài: bị phản bội, bị trao nộp và khởi đầu cho một đêm kinh hoàng. Dù yếu đuối tội lỗi, chúng ta cũng được mời gọi đối diện với những khổ đau trong cuộc đời một cách can đảm như Chúa, trong khi vẫn ý thức về sự hèn nhát trong quá khứ của chính mình như các môn đệ xưa, để rồi biết đền bù lại bằng nỗ lực dấn thân trong cuộc sống cho dù có gặp nghịch cảnh trái ý, và để trung thành cho đến chết như các môn đệ sau này được sai đi.

4. Một kỉ niệm đáng nhớ và kinh nghiệm đáng quý trong hành trình làm người môn đệ:

Chúa Giêsu đã không quở trách các môn đệ hay từ bỏ họ sau khi họ phản bội Ngài. Các Tin Mừng nói rõ sau khi Phục Sinh, Chúa vẫn tha thứ cho họ, gọi họ là “anh em” như bằng chứng của sự tha thứ (Mt 28,10; Ga 20,17), gặp gỡ họ, dạy dỗ họ, an ủi họ, và nếu có quở trách, thì là vì họ “cứng lòng tin” không tin Ngài đã sống lại (Mc 16,14 Chúa quở trách các Tông đồ cứng lòng; Lc 24,11 với việc các ông không tin lời kể của các phụ nữ; Lc 24,25 với chuyện “Emmaus” ; Ga 20,27 với chuyện “ông Tôma”). Và Ngài mời gọi họ đi rao truyền Tin Mừng Phục Sinh, tức là tiếp tục sứ mạng tông đồ của họ chứ đừng để sa ngã và tội lỗi làm họ chùn chân nản lòng. Chính lòng thương xót đó đã làm cho các môn đệ và cả chúng ta nữa thêm sức mạnh để xác tín, thêm nghị lực để thi hành sứ mạng Chúa giao, thêm lòng biết ơn để trung thành đến mức tử đạo. Chúa không như “nhà nhiếp ảnh” chụp lấy đời ta bằng một pose hình [3] để rồi thân phận chúng ta bị định đoạt vĩnh viễn là phản bội hay hèn nhát, nhưng Chúa là “nhà quay phim” vốn tôn trọng toàn bộ hơn là một khoảnh khắc. Ngài nhìn xem quá trình hơn thành quả, trân trọng nỗ lực (effort) hơn công đức (effect) của ta. Chính vì thế, lòng thương xót Chúa tiếp tục cứu vớt đời ta, cho ta cơ hội như các môn đệ xưa để sống sứ mạng của mình là loan truyền tình yêu và lòng xót thương của Ngài trên đời mình và trên cả nhân loại. Có lẽ đó là lý do để Tuần Cửu Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa mà đỉnh điểm là Chúa Nhật thứ II Phục Sinh đã khởi đầu ngay từ chiều ngày thứ sáu Tuần Thánh, khi Chúa tha thứ và cứu độ chúng ta bằng cái chết của Ngài.

Biến cố nơi Vườn Cây Dầu đã là một kỉ niệm đáng nhớ cho các môn đệ xưa đã đành, nhưng cũng là một kinh nghiệm rất đáng quý mang tính hiện sinh cho hành trình đời môn đệ của ta mỗi ngày, và sẽ thôi thúc ta trung thành “loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến” [4].

Con Chiên Nhỏ

Tam Nhật Thánh 2018

[1] Tư tưởng của Cha giáo Phaolô Nguyễn Đức Nguyên trong bài giảng suy niệm về Thứ Năm Tuần Thánh tại ĐCV Thánh Giuse, ngày 29/03/2018.

[2] Bài giảng suy niệm về Thứ Năm Tuần Thánh tại ĐCV Thánh Giuse, ngày 29/03/2018, như footnote trên đã nói.

[3] Gợi hứng từ tư tưởng Cha giáo Phaolô Nguyễn Thành Sang, giáo sư Luân lý trong bài giảng về Tội Lỗi.

[4] Câu Tung hô tưởng niệm sau truyền phép mẫu 1, trích từ Sách lễ Roma (Ordo Missa)

ddff

(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...

nsgh.net 1

(NSGH)  Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...

1234

(NSGH)  Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...

qqqw

(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...

museum

(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...

nsgh.net 1

(NSGH)  Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....

wwww

(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...

dddd

(NSGH)  Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...

cong bang xa hoi

(NSGH)  Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...

eeeeeeeeeeeeeeeee

(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...

OVAN KE

(NSGH)  Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...

kinh man coi

(NSGH)  Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...

ddd

(CGOL)  Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...

eeeeeeeeee

(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...

ccccccccccccccccccccccccccccccc

(NSGH)  Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...

2222

(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...

1234

(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...

ddddddddddddd

(CGOL)  - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...

ddddvvvvvvvvvvv

(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...

error: Bạn cần được NSGH cho phép thao tác !!