GIÁO DỤC
Mạng xã hội có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên?
(CGOL) Rủi ro luôn tồn tại, nhưng có thể phòng tránh được
Nếu sinh ra sau năm 1995, bạn sẽ không thể nhớ được cuộc sống không có Internet. Kết nối thông qua điện thoại thông minh và mạng xã hội giờ đây đã trở thành một phần trong quá trình trưởng thành của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Phần lớn các em đều có những trải nghiệm tích cực trên trực tuyến, nhưng rủi ro luôn tồn tại, bao gồm khả năng sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần của các em. Nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn đang ở những giai đoạn đầu, nhưng mạng xã hội có tác động rõ rệt đến cuộc sống của nhiều người trẻ.
Được thiết kế để khuyến khích người dùng sử dụng quá mức
Chúng ta đều biết các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. Thụ động sử dụng mạng xã hội quá mức –tức là chỉ lướt các bài đăng – có thể không lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ.
Chúng ta cần có thêm bằng chứng trước khi có thể kết luận về những phát hiện này. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh trầm cảm gia tăng trên thế giới và một nửa số bệnh về tâm lý xuất hiện từ tuổi 14, cần tìm hiểu thêm về các vấn đề tiềm ẩn liên quan.
Nhiều chính phủ, nhà xã hội học và nhà tâm lý học cũng bày tỏ sự lo ngại khi trẻ em ngày nay đang dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại và bỏ lỡ những trải nghiệm xã hội quan trọng khác.
Gia tăng cảm giác cô đơn
Cảm xúc được khơi dậy bởi một cái “like” có thể tạm thời làm vơi đi nỗi cô đơn, nhưng không thể thay thế hoàn toàn giao tiếp xã hội. Khi thanh thiếu niên cô đơn trong cuộc sống thực sử dụng mạng xã hội để bù đắp cho điểm yếu về kỹ năng xã hội của mình, họ có thể sẽ cảm thấy càng cô đơn hơn về lâu về dài.
Các mối quan hệ có ý nghĩa mà chúng ta xây dựng thông qua giao tiếp trực tiếp, ngôn từ và phi ngôn từ, chính là nguồn thỏa mãn và hạnh phúc cá nhân có chiều sâu và lâu dài. Một biểu tượng cảm xúc hoặc một bình luận “LOL” có thể đem lại cảm giác kết nối hời hợt, nhưng giao tiếp mặt đối mặt sẽ xây dựng những kết nối có ý nghĩa hơn thông qua ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc thân mật và biểu cảm gương mặt, cùng với đọc cảm xúc thông qua giọng điệu và sắc thái – tất cả những điều này thường biến mất trong thế giới số.
Thanh thiếu niên thường nói chuyện trực tuyến với những người mà các em quen biết ngoài đời thực. Ở mức độ vừa phải, việc sử dụng mạng xã hội theo cách này cho phép thanh thiếu niên giữ liên lạc với bạn bè, bạn học hay người thân và có khả năng cải thiện các mối quan hệ thực của mình. Nhưng điều này có thể trở thành một vấn đề nếu việc nói chuyện trực tuyến choán hết mọi tương tác xã hội, hoặc trong trường hợp lướt mạng thụ động quá mức, nếu thanh thiếu niên đang hấp thụ nhiều thông tin hơn là tương tác với thông tin.
Thay vì thúc đẩy những cuộc trò chuyện có ý nghĩa, tính năng “like” có thể thay thế cho việc trao đổi bình luận. Tính năng này cũng giống như một hệ thống xếp hạng công khai và khiến một bộ phận thanh thiếu niên cảm thấy bị đánh giá và loại trừ, điều vốn đã rất nhạy cảm đối với các em. Tâm lý này được đã thể hiện qua bài đăng này của Ashley, 17 tuổi, đến từ Singapore: “Làm thế nào để chúng ta có thể ngăn bản thân và bạn bè mình lún sâu hơn vào cái hố sâu thẳm của sự hoài nghi và khao khát này?”
Bắt nạt trực tuyến
Những người bạn trên mạng xã hội dễ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn. Những kẻ bắt nạt có thể phát tán những lời nói và hình ảnh bạo lực, gây tổn thương và hạ nhục trẻ chỉ bằng một lần nhấn phím.
Bạo lực tuy xảy ra trên không gian ảo, nhưng sẽ để lại hậu quả thực. Nghiên cứu cho thấy các nạn nhân của bắt nạt trực tuyến có nguy cơ sử dụng rượu bia, ma túy và trốn học cao hơn các học sinh khác. Các em còn có khả năng bị điểm kém, cảm thấy tự ti về bản thân và gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bắt nạt trực tuyến còn dẫn đến tự tử.
Xây dựng thói quen lành mạnh
Quản lý chất lượng
Việc xây dựng thói quen sử dụng mạng xã hội lành mạnh rất quan trọng để tránh những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe tâm thần. Nên sử dụng mạng xã hội ở mức độ vừa phải và cân bằng với thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Dĩ nhiên, việc quyết định bao nhiêu là quá nhiều phụ thuộc vào độ tuổi, đặc điểm tính cách và văn hóa địa phương. Tuy nhiên, việc các em tiếp xúc với những nội dung và hoạt động gì trên trực tuyến có ảnh hưởng lớn hơn việc các em dành bao nhiêu thời gian trên mạng.
Thay vì sử dụng mạng xã hội cho việc phát sóng công khai và lướt mạng thụ động có thể dẫn đến thói quen so sánh “lượt like”, sẽ có lợi hơn nếu mạng xã hội được sử dụng để củng cố các mối quan hệ bằng cách tương tác trực tiếp với bạn bè thân thiết thông qua bình luận và nhắn tin.
Lắng nghe thanh thiếu niên
Mặc dù người lớn có lý do chính đáng để lo lắng về hệ quả của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, thanh thiếu niên có quyền được lên tiếng về những vấn đề mà các em trăn trở. Nhưng hiếm khi các em được hỏi ý kiến trong các cuộc tranh luận này. Tiếng nói và trải nghiệm của chính các thanh thiếu niên vô cùng quan trọng để định hướng chính sách và thực tiễn mới. Xét cho cùng, những người trẻ thường có trình độ công nghệ cao hơn vì đây là phương tiện truyền thông, giải trí và thông tin chủ đạo trong cuộc sống của các em.
Vai trò của khu vực tư nhân
Là bên thúc đẩy và đầu tư cho cuộc cách mạng truyền thông xã hội, các công ty và nhà thiết kế công nghệ nên cung cấp nhiều công cụ thân thiện với người dùng để giúp cha mẹ tạo ra môi trường phù hợp với lứa tuổi. Họ cũng có thể thay đổi thiết kế để tạo ra một môi trường hướng đến các cuộc trò chuyện có ý nghĩa hơn và hạn chế tình trạng lướt mạng hay bấm like. Mặc dù điều này có thể mâu thuẫn với động lực tài chính của họ, nhưng một thiết kế có nhân văn hơn sẽ có ý nghĩa lớn trong việc giúp thanh thiếu niên xây dựng thói quen sử dụng mạng xã hội lành mạnh hơn.
Theo .unicef
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...