Câu Chuyện Sống Đạo

GIÁO DỤC

Một vài giải pháp để truyền giáo cho người trẻ di dân

Tháng năm 21, 2024 1:45 chiều
Chia sẻ
Chia sẻ

(NSGH)  “Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội”: những lời bất hủ của Ad gentes số 2 là những lời được trích dẫn rất nhiều khi nói về sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Tuy nhiên, để biến nhận định súc tích, sâu sắc và phong phú ấy thành hiện thực không phải là chuyện dễ trong bối cảnh sống ngày nay. Ở Âu Mỹ, càng ngày việc người ta rời khỏi Giáo Hội càng nhiều, đến mức hàng loạt đáng báo động. Còn ở Việt Nam, sau một thời gian dài, dường như tỉ lệ người Công Giáo cũng chỉ đứng yên ở mức 6 hay 7% trong tổng dân số Việt Nam. Điều đó cho thấy việc truyền giáo chưa bao giờ là việc đã rồi hay việc của riêng ai, nhưng vẫn luôn cần là thao thức mỗi ngày của từng người trong Giáo Hội. Cụ thể hơn, vì là bản chất, là căn tính của Giáo Hội cũng là của mỗi người chúng ta, nên việc loan báo Tin Mừng càng cần phải là máu thịt, là điều sống còn, là ý lực sống hằng ngày. Chính trong tâm tình đó mà chúng ta mới hiểu được tâm tình của thánh Tông Đồ Phaolô: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).

Trong nhịp sống hậu hiện đại hôm nay, xã hội mang những nét đặc trưng rất điển hình như sự toàn cầu hóa, Internet và cuộc cách mạng 4.0 với xu hướng kĩ thuật số hóa mọi thứ, vấn đề di dân, những vấn đề nhân quyền, chính trị và xã hội (ở Mỹ hay Trung Quốc chẳng hạn). Thêm vào đó, đại dịch corona cũng gây ra những hoàn cảnh rất khác biệt so với cuộc sống trước đây: tình trạng giãn cách xã hội, thậm chí cách ly và phong tỏa hoàn toàn, những khủng hoảng về kinh tế, xã hội gây ra vì đại dịch. Những điều đó có thể khiến cho đức tin của một số tín hữu thêm vững mạnh và hồi sinh, nhưng Giáo Hội cũng đứng trước nguy cơ mất các tín hữu, nhất là những người đã quen nguội lạnh trễ nải nay có dịp để thôi đạo “dài hạn” và bỏ thực hành đạo luôn. Ở Việt Nam, dường như tình hình đại dịch “nhẹ nhàng” hơn khi cuộc sống không phải quá đảo lộn bằng các nước phương Tây, nhưng việc loan báo Tin Mừng vẫn là một điều rất khó khăn, nhất là đối với người trẻ đang sống tại các thành phố lớn bởi di dân vì cuộc sống mưu sinh. Cụ thể, xin được hướng ánh nhìn về các bạn trẻ di dân tại các giáo xứ ven thành phố hay gần các khu công nghiệp như giáo xứ Bình Chiểu (hạt Thủ Đức) chẳng hạn, nơi mà người viết có dịp đến thực tập mục vụ trong một kì hè. Thao thức của bản thân người viết là: “Chúng ta có thể nói gì về Đức Giêsu, tức là loan báo Tin Mừng hay truyền giáo cho các bạn trẻ di dân trong bối cảnh xã hội với cơn đại dịch hiện nay?

Giáo xứ Bình Chiểu có khoảng hơn 2000 giáo dân. Giáo xứ chia ra nhiều 3 giáo khu và khá đầy đủ các đoàn thể Công Giáo tiến hành. Người trẻ nhiều, đa số là di dân và công nhân. Họ đến từ các vùng quê, các thành phố vệ tinh quanh Sài Gòn. Vấn đề di dân làm cho các giáo xứ ở tổng giáo phận Sài Gòn trở nên quá tải, trong khi các giáo xứ quê gốc của họ lại bị “chảy máu chất xám”, “chảy máu nhân sự”, muốn làm việc gì cũng khó khăn vì thiếu người cộng tác… Vì cuộc sống khó khăn, họ phải sống với những điều kiện khó khăn. Họ sống chung quanh các công ty, xí nghiệp và khu công nghiệp để thuận tiện cho việc làm ăn. Vì thiếu thốn tiền bạc và vật chất, nhiều người phải chấp nhận góp gạo thổi cơm chung, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy, như sống thử giữa các cặp đôi chẳng hạn. Vì cuộc sống ở phố thị phồn hoa còn khá lạ lẫm nhưng rất hấp dẫn với những cám dỗ mời mọc, họ dễ tuột dốc trong đời sống luân lý và bỏ đi những nề nếp tốt đẹp đã nuôi dưỡng đời sống họ hồi còn ở quê nhà. Đời sống tôn giáo của các bạn trẻ khi ở đây may ra còn giữ lại được thánh lễ Chúa Nhật, một số vì không có sự động viên, nhắc nhở, kể cả giám sát của gia đình nên hoàn toàn lạc mất đức tin. Dầu vậy, khi đến thực tập mục vụ trong kì hè, người viết rất ngạc nhiên khi để ý tới lượng người đến tham dự Thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật. Giáo xứ có 3 Thánh Lễ ngày Chúa nhật cộng với thánh lễ chiều thứ bảy. Số người tham dự rất đông đảo, có thể quan sát thấy qua số lượng xe máy đến gửi chật ních sân nhà thờ mỗi Thánh lễ và người tham dự đứng tràn ra đầy khuôn viên thánh đường. Sau Thánh Lễ cuối cùng (khoảng 8h tối) là giờ giải tội, thông thường có 2 Linh Mục đến giúp. Số người đi xưng tội hàng tuần cũng rất đông, đến không ngờ. (Đây là một điều đáng mừng, song phải chăng cũng là một dấu chỉ đáng lo ngại?) Trong số đó, một số ít bạn trẻ không những giữ được đức tin, giữ được Thánh Lễ mà còn hăng hái sinh hoạt trong các ca đoàn, hội đoàn cho người di dân và xa quê. Những bạn trẻ hăng hái này là những nhân tố truyền cảm hứng và truyền lửa cho các bạn trẻ khác rất tốt.

438169367 2353252054866349 2518749774895849666 n

Những bạn trẻ hăng hái này là những nhân tố truyền cảm hứng và truyền lửa cho các bạn trẻ khác rất tốt. – Hình ảnh từ Facebook : ( Giới Trẻ Di Dân ) Chỉ mang tính minh họa

Người viết cũng thao thức về các giải pháp có thể làm để loan báo Tin Mừng cho người trẻ di dân. Có thể kể đến một số giải pháp:

1.Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để truyền giáo, đặc biệt cho giới trẻ: Người trẻ ngày nay sống trên mạng rất nhiều. Tại sao chúng ta không dùng mạng xã hội để truyền giáo? Người ta nói mạng làm người ta sống ảo, nhưng trong cái ảo đó vẫn bộc lộ cái thật của mỗi người. Thay vì trách móc thế giới sao toàn tin dữ, tin buồn, tin xấu, có lẽ mỗi người chúng ta cần trở nên những sứ giả gieo rắc niềm vui, hòa bình và sự sống qua những gì chúng ta chia sẻ trên mạng xã hội. Gương sáng của vị chân phước trẻ Carlo Acutis mới được tuyên phong gần đây có thể gợi hứng cho việc mục vụ cho giới trẻ qua mạng xã hội. Người mục tử nếu có hiện diện trên mạng xã hội thì hãy sử dụng mạng xã hội để nói về Đức Giêsu cho người trẻ, để chia sẻ cho họ một niềm vui đầy tràn mà người ta cách tự nhiên không thể giữ riêng cho mình được. Người trẻ cần chúng ta đồng hành, chia sẻ và giúp cho họ phân định thấy đâu là những giá trị của Tin Mừng và những giá trị giả trá của thế gian và sự dữ. Tiếc thay các vị lãnh đạo của chúng ta có những vị chưa đủ thức thời, chưa mặn mà lắm với mạng xã hội mà còn nhiều e dè, ngại ngần. Đúng là mạng xã hội có nhiều rủi ro và là con dao hai lưỡi, nhưng nếu lảng tránh truyền thông và mạng xã hội, chúng ta đang đánh mất người trẻ. Giáo xứ Bình Chiểu có một trang facebook, thông tin mục vụ của giáo xứ cũng được update thường xuyên, tuy nhiên lượng tương tác và lan tỏa còn chưa cao.

2.Các nhóm sinh hoạt giới trẻ, nơi các bạn trẻ di dân sống kinh nghiệm thuộc về: Người ta chỉ gắn bó với một tập thể khi họ đủ sự thân mật để hiểu biết và tin tưởng nhau. Họ cần cảm nghiệm rằng họ không phải là những kẻ sống tạm bợ, đến rồi đi, xa lạ với đời sống của giáo xứ. Các nhóm giới trẻ là điều vô cùng cần thiết nơi các giáo xứ, vì từ các nhóm nhỏ này mà cho ta thấy sức trẻ của giáo xứ. Tuy nhiên, có một thực trạng là các nhóm giới trẻ nơi các giáo xứ hiện nay không có một “linh đạo” cụ thể. Nó vay mượn các sinh hoạt của các đoàn thể khác và tùy theo tình hình cụ thể của giáo xứ mà có đường hướng hoạt động cụ thể. Nơi các nhóm nhỏ này, các bạn trẻ thấy mình được biết đến nhau, được quan tâm và chăm sóc, điều mà họ không cảm nghiệm được nơi những cuộc cử hành phụng vụ với các cộng đoàn lớn cách nghiêm túc và có phần hơi xa cách nữa. Các bạn trẻ được khuyến khích mời bạn bè mình, kể cả các bạn chưa tin vào Chúa tham gia, vì đó là một môi trường rất thuận lợi cho việc loan báo Tin Mừng. Trong những “cộng đoàn cơ bản” này, cần có nhiều hoạt động năng động thu hút giới trẻ (đố vui Kinh Thánh, văn nghệ mừng xuân, chuyên đề và giải đáp thắc mắc…), tuy nhiên đừng thiếu giờ giúp các bạn chia sẻ Lời Chúa. Thỉnh thoảng thay đổi các hình thức cầu nguyện khác (lần chuỗi Mân Côi, Chầu Thánh Thể, cầu nguyện Taizé). Chính trong môi trường chia sẻ Lời Chúa mà đời sống các bạn trẻ được nuôi dưỡng và để Tin Mừng thấm sâu vào trong tâm hồn, rồi biến đổi đời sống các bạn. Nếu tận dụng được những nhóm này và đồng hành với họ trong cuộc sống hằng ngày, linh hướng cho họ trong đời sống đức tin, đó là một phương thức để loan báo Tin Mừng rất hữu hiệu, nhất là giúp họ sống đức tin và tìm ra ý nghĩa sống trong thời điểm khó khăn dịch bệnh như hiện nay. Hiện nay, giới trẻ giáo xứ Bình Chiểu chưa tập họp thành một nhóm. Các bạn trẻ còn sinh hoạt tùy theo sở thích và nhu cầu của mình: nhóm giữ xe, ca đoàn di dân, các ca đoàn khác…

3.Mời gọi sự cộng tác của các bạn trẻ trong những công việc phục vụ cụ thể trong giáo xứ: Thành lập nhóm là một chuyện, giữ được nhóm hoạt động hay không lại là chuyện khác. Ngoài một vị đồng hành/linh hướng nhiệt tâm giúp các bạn xây dựng nhóm, chính các bạn cũng cần đóng góp trong những công việc phục vụ cụ thể: thu gom ve chai, nấu bánh chưng mừng Xuân cho người nghèo, dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà thờ, trang trí Giáng Sinh cho nhà thờ giáo xứ… Qua những việc phục vụ này, cần giúp các bạn hiểu là dù việc các bạn làm có thể không trực tiếp hướng về những mục đích thiêng liêng, nhưng khi các bạn làm vì lòng yêu mến và nhờ đó muốn giới thiệu Chúa cho người khác, thì đó đã là hành vi loan báo Tin Mừng rồi. Những dịp xuất hiện và len lỏi trong các xóm ngõ, với tinh thần vui tươi, yêu thương và cởi mở, đó là những bước chân truyền giáo cho người chưa biết Chúa rồi đó. Các bạn chỉ trưởng thành khi các bạn nhận lấy trách nhiệm và ngược lại. Cũng có thể cân nhắc dành một Thánh Lễ Chúa Nhật dành riêng cho các bạn trẻ xa quê, trong đó các bạn giữ vai trò chính trong việc tổ chức và phục vụ. Các ca đoàn giới trẻ di dân cũng là một môi trường sinh hoạt và phục vụ rất tốt cho các bạn. Ở Bình Chiểu, các bạn trẻ dấn thân nhiều trong các công tác mục vụ. Đó là điều đáng mừng.

            Còn nhiều giải pháp để loan báo Tin Mừng cho các bạn trẻ. Trên đây người viết chỉ đề ra ba giải pháp để nói về Thiên Chúa và đức tin cho người trẻ di dân, theo cấp độ cá nhân, nhóm và giáo xứ. Những giải pháp khác cần được suy tư và khuyến khích để chúng ta có thể trình bày Đức Giêsu và đức tin Công Giáo cho con người thời nay.

Con Chiên Nhỏ

 

ddff

(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...

nsgh.net 1

(NSGH)  Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...

1234

(NSGH)  Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...

qqqw

(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...

museum

(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...

nsgh.net 1

(NSGH)  Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....

wwww

(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...

dddd

(NSGH)  Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...

cong bang xa hoi

(NSGH)  Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...

eeeeeeeeeeeeeeeee

(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...

OVAN KE

(NSGH)  Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...

kinh man coi

(NSGH)  Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...

ddd

(CGOL)  Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...

eeeeeeeeee

(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...

ccccccccccccccccccccccccccccccc

(NSGH)  Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...

2222

(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...

1234

(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...

ddddddddddddd

(CGOL)  - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...

ddddvvvvvvvvvvv

(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...

error: Bạn cần được NSGH cho phép thao tác !!