Câu Chuyện Sống Đạo

PHỤNG VỤ

Một vài lạm dụng trong cử hành Thánh thể

Tháng năm 11, 2024 10:19 chiều
Chia sẻ
Chia sẻ

(NSGH) Việc lạm dụng trong cử hành Thánh Thể đã có từ lâu trong phụng vụ, chẳng hạn những sai phạm do thiếu hiểu biết về phụng vụ và đức tin hay việc nguy hiểm hơn nữa là những vụ phạm thánh tới Bí Tích Thánh Thể cực trọng. Để ngăn chặn những hành vi lạm dụng hay những khuynh hướng đưa đến những lạm dụng, nhất là từ sau Công Đồng Vatican II nơi những người có khuynh hướng tự do cách sai lầm, Giáo Hội đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể trong Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ. Đọc tài liệu này và đối chiếu với thực hành phụng vụ trong thực tế, người viết vẫn cảm thấy có nhiều lạm dụng sai lạc trong thực hành phụng vụ hiện nay nơi các giáo xứ mà người viết có dịp tiếp xúc trong quá trình tu học và thực tập mục vụ. Người viết muốn đối chiếu giữa huấn thị và thực tế, cũng như đưa ra ít lời nhận định cho mỗi trường hợp, để thêm kinh nghiệm trong hành trang mục vụ của bản thân.

phailamgi linh muc dang le

Một vài lạm dụng trong cử hành Thánh thể – Hình ảnh từ internet chỉ mang tính minh họa

Vấn đề 1: (số 62) Không được phép bỏ hay đổi một cách tuỳ tiện các bài đọc Kinh Thánh đã được quy định, nhất là cũng không được phép thay thế “các bài đọc và thánh vịnh đáp ca chứa đựng lời Thiên Chúa bằng những bản văn khác được chọn ngoài Thánh Kinh.”

Thực trạng – Nhận định: Có những ca đoàn vẫn còn hát những bài không phải đáp ca hay dệt nhạc sát với bản văn thánh vịnh để dùng làm đáp ca. Điều này không hẳn do nhạc sĩ sáng tác, bởi vì ca đoàn hoàn toàn có thể sử dụng một bài hát cảm tác từ một thánh vịnh trong các phần khác của Thánh lễ (hiệp lễ chẳng hạn) hay ngoài phụng vụ, nhưng vì ca trưởng chưa hiểu đúng về tinh thần của thánh vịnh đáp ca là phải sát với bản văn của thánh vịnh[1]. Hơn nữa, có giáo xứ, tệ hơn, còn thay thế bài Thương Khó ngày Chúa Nhật Lễ Lá của thiếu nhi bằng việc đi đàng Thánh Giá, với lý luận của cha sở: “Cho các em dễ tham dự và ngắn gọn”, nhưng vô tình đi đàng Thánh Giá còn kéo dài hơn cả đọc bài Thương Khó và làm nhập nhằng giữa phụng vụ và việc đạo đức bình dân[2]. Điều này đi ngược hoàn toàn với Phụng Vụ, được nói đến trong số 62 của Huấn Thị.

Vấn đề 2: (số 69) Trong Thánh Lễ, cũng như trong các cử hành Phụng Vụ thánh khác, không được phép sử dụng một Kinh Tin Kính hay cách Tuyên Xưng Đức Tin không có trong các sách phụng vụ được phê chuẩn hợp lệ.

Thực trạng – Nhận định: Cho tới nay, vẫn còn có một vài giáo xứ, vì thông lệ, hát một mẫu Kinh Tin Kính không sát với bản văn được phê chuẩn hợp lệ trong phụng vụ. Cụ thể là họ vẫn hát bản Kinh Tin Kính của cha Hoài Đức phiên bản cũ (Ủy ban Thánh Nhạc đã chỉnh lý bài này sau này) và không biết hay không muốn thay đổi theo bản mới, trong khi đó, bản văn Kinh Tin Kính là bản văn cố định[3]. Nói rộng hơn, việc dệt nhạc và phóng tác những bản văn không thể thay đổi trong Thánh Lễ như bộ lễ, các lời tung hô… vốn rất thịnh hành trong khoảng mấy chục năm gần đây, cho tới cuộc chỉnh lý của Nghi thức Thánh lễ mới khoảng năm 2005-2006 thì mới được chính thức dần ổn định. Hiện nay, những bộ lễ hay lời tung hô đó, dù có thể có giá trị thẩm mĩ và tôn giáo và đóng góp vào sự đa dạng của kho tàng Thánh Nhạc, nhưng không thể sử dụng trong Phụng vụ Thánh. Rất cần các linh mục quản xứ lưu tâm các ca trưởng và ca đoàn trong lĩnh vực này.

Vấn đề 3: Về phận vụ và tư cách của Linh Mục trong Thánh Lễ

(số 31) Các linh mục phải cử hành “cách sốt sắng và trung thành các mầu nhiệm của Đức Kitô, đặc biệt nhất là trong Hy Tế Thánh Thể và bí tích hoà giải, theo truyền thống của Giáo Hội, để ca tụng Thiên Chúa và thánh hoá dân Kitô-hữu”. Như thế, các ngài không được làm cạn đi ý nghĩa sâu sắc của sứ vụ đặc thù của mình, mà làm biến dạng một cách tuỳ tiện việc cử hành phụng vụ bằng những thay đổi, những bỏ sót hay những phần thêm thắt. Quả nhiên, như lời thánh Ambrôsiô: “Giáo Hội không bị thương tổn nơi mình, [….] nhưng nơi chúng ta. Vậy, chúng ta hãy coi chừng đừng làm Giáo Hội bị thương tổn do lỗi của chúng ta”. Vậy, phải ân cần đừng để Giáo Hội của Thiên Chúa bị các linh mục làm tổn thương…

Thực trạng – Nhận định: Hiện nay, người viết vẫn chứng kiến những thừa tác viên có chức thánh làm những công việc không đúng nhiệm vụ của mình, hay nói đúng hơn là lạm dụng chức vụ của mình. Có những Linh Mục đang dâng lễ thì ngài cởi phẩm phục đi xuống nhắc nhở (hay tệ hơn là la rầy) giáo dân vì họ chưa dồn lên trên các hàng ghế Nhà Thờ cho đúng ý ngài, trong khi thực ra ngài có thể nhờ những người khác giúp ngài làm việc ấy (số 32). Có những vị khác thì đang cử hành Thánh Lễ lại xen ngang bằng những khiển trách ca đoàn, lễ sinh, hay các ông trùm vì những gì ngài thấy là chướng. Thiết tưởng những điều ấy nên được nhắc nhở sau lễ, vì lý do tế nhị và bác ái. Nhưng trên hết, Phụng Vụ thánh không phải là một “show” diễn của vị Linh Mục, cho dù ngài là người chủ tọa. Bởi lẽ ngài chủ tọa “in persona Christi”[4], nên hơn ai hết, “các ngài phải thấm nhuần những tâm tình khâm phục và kinh ngạc, mà mầu nhiệm vượt qua, cử hành trong Thánh Thể, làm nảy sinh trong lòng các tín hữu” (số 33). Nếu ngài không tôn trọng Thánh Lễ, sao ngài có thể dạy giáo dân tôn trọng Thánh Lễ được? Còn tệ hơn nữa, khi chính vị Linh Mục, hiện thân của Chúa Kitô hiền lành và khiêm nhường trong lòng, lại la mắng giáo dân cách thậm tệ và đôi khi còn tát tai các em thiếu nhi ngay trong bài giảng, trong Thánh Lễ. Những hành xử thiếu tôn trọng cộng đoàn này vẫn được chuyền tai nhau rất nhiều, nhất là nơi các giáo phận và giáo xứ nơi mà vị Linh Mục được coi như “chúa tể một vùng”. Những hành xử như thế làm tổn hại rất lớn đến chính tinh thần của Phụng Vụ, đến tâm tình và thiện cảm của các tín hữu, tới tâm lý và cái nhìn của họ về Linh Mục nói riêng và Giáo Hội nói chung[5].

Vấn đề 4: (số 59) Tục lệ sau đây, dứt khoát bị bác bỏ, phải chấm dứt: nơi này nơi nọ, có những linh mục, phó tế hay tín hữu, tự mình có sáng kiến đưa những thay đổi hay biến đổi vào các bản văn của Phụng Vụ thánh, mà họ có nhiệm vụ công bố. Quả nhiên, cách làm này có hậu quả là làm mất ổn định trong việc cử hành Phụng Vụ thánh, và không hiếm trường hợp đi đến chỗ làm biến chất ý nghĩa đích thực của Phụng Vụ.

Thực trạng – Nhận định: Trong Thánh Lễ, có những chỗ vị chủ tế được quyền nói vài lời khác với bản văn được đề nghị, như lời dẫn vào Thánh Lễ, lời mời gọi trước kinh Lạy Cha[6]. Ngoài ra, vị chủ tế cần phải tôn trọng các bản văn Phụng Vụ cách tuyệt đối, vì nó biểu lộ tinh thần hiệp thông trong Giáo Hội. Việc Linh mục “sáng tác”, thay đổi, thêm bớt các lời trong Thánh Lễ vốn không được trù liệu “tùy nghi” hiện nay không có nhiều, nhưng thỉnh thoảng cũng vẫn thấy. Có cha sở nọ trong trong phần Tuyên Xưng Đức Tin sau bài giảng Thánh Lễ thiếu nhi nào cũng sử dụng công thức Tuyên Xưng Đức Tin dạng hỏi thưa vốn dùng trong cử hành bí tích Rửa Tội, vì lẽ cho nó ngắn gọn. Nhưng ngài lại chỉ công bố theo trí nhớ, nên có những đoạn chính xác, có những đoạn không chính xác. Sự chế biến như thế rõ ràng không phù hợp và thiếu sự tôn kính phải có đối với Phụng Vụ[7].

Vấn đề 5: (số 64) Bài giảng, được ban bố trong cử hành Thánh Lễ và là thành phần của chính phụng vụ, “thường do chính linh mục chủ tế hay một linh mục đồng tế mà ngài nhờ đảm trách, hay đôi khi, nếu là hợp thời, cũng do một phó tế, nhưng không bao giờ do một giáo dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, bài giảng cũng có thể do một Giám mục hay một linh mục tham dự cử hành, dù các ngài không thể đồng tế”.

Thực trạng – Nhận định: Trong thực tế, có lẽ việc để cho giáo dân “giảng” trong bài giảng, hay nói cách khác nghe êm tai hơn, là “làm chứng”, thì dễ thấy nhất nơi vài phong trào gần đây. Việc nhắc nhở về những lạm dụng Phụng Vụ này đã được thực hiện bởi các Đấng Bản Quyền địa phương. Thật ra việc cộng đoàn cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đức tin và nói cho nhau nghe về những việc lạ lùng Chúa làm cho mỗi người là một việc tuyệt vời, và đó đã là truyền thống xa xưa của Giáo Hội. Tuy nhiên để bảo đảm cho dân Chúa được tiếp cận với sứ điệp Lời Chúa cách nguyên tuyền và chắc chắn thì bài giảng trong Thánh Lễ chỉ dành cho thừa tác viên có chức thánh là điều vô cùng hiển nhiên và hợp lý (số 64-67). Giáo dân có thể chia sẻ, làm chứng, thậm chí, có thể giảng trong Nhà Thờ nữa, nhưng tất cả phải ở ngoài Thánh Lễ và tuân theo tất cả những quy định của Giáo Hội (số 161).

Vấn đề 6: (số 67) Đặc biệt, phải quan tâm theo dõi bài giảng được hoàn toàn tập trung vào mầu nhiệm cứu độ, bằng cách trình bày, suốt năm phụng vụ, từ các bài đọc kinh thánh và những bản văn phụng vụ, các mầu nhiệm đức tin và các quy tắc của đời sống kitô-hữu, và bằng cách chú giải các bản văn của phần Chung hay phần riêng của Thánh Lễ, hay nữa của nghi lễ khác của Giáo Hội. Tất nhiên là tất cả những giải thích Thánh Kinh phải hướng về Đức Kitô như là cột trụ tuyệt đỉnh của kế hoạch cứu độ; tuy nhiên, việc đó phải được thực hiện cũng có quan tâm đến bối cảnh đặc thù của việc cử hành phụng vụ. Người giảng phải chăm lo chiếu rọi ánh sáng Đức Kitô vào các sự kiện của đời sống, mà không phải vì thế tước đi ý nghĩa chân chính và đích thật của lời Thiên Chúa, ví dụ, bằng cách chỉ dựa vào các nhận xét chính trị hay những luận chứng ngoại đạo, hay bằng cách dựa theo các quan niệm vay mượn của những phong trào tôn-giáo-giả phổ biến trong thời đại của chúng ta.

Thực trạng – Nhận định: Nội dung của bài giảng đã được nói rõ trong số 67, cách tóm gọn, đó là nói về Chúa và áp dụng Lời Chúa trong cuộc sống, cần tránh nói về “những nhận xét chính trị hay những luận chứng ngoại đạo”. Nhìn cách chung, các Linh Mục đều chú tâm soạn bài giảng tốt nhất với khả năng của các ngài. Nhưng đây đó vẫn thấy có những bài giảng “nói về mọi thứ, trừ Đức Kitô và Tin Mừng của Người” như một câu chuyện cười nửa đùa nửa thật vẫn từng được lan truyền. Nếu có đề cập tới thời sự, nói một vài câu chuyện ý nghĩa hay chuyện hài để giúp thu hút sự chú ý của người nghe như một cách dẫn vào sứ điệp của Tin Mừng thì rất tuyệt vời. Nhưng nếu bài giảng chỉ toàn là một bài phân tích thần học chữ nghĩa, hay một bài phân tích chính trị-kinh tế-xã hội, hay bài giảng chỉ toàn là một chùm truyện cười vô mục đích (chưa kể tới những chuyện cười thiếu thanh nhã), hay tệ hơn nữa là nơi để vị Linh Mục kể về mình, khoe khoang về kiến thức hay trải nghiệm du lịch của mình, thì quả thật là một lạm dụng Phụng Vụ. Cũng vậy, Linh Mục dùng bài giảng để công kích người này, mỉa mai người nọ cũng là một lạm dụng chức năng của bài giảng. Chính kẻ viết bài còn từng chứng kiến có một vị Linh Mục trẻ mới ra trường vài năm đã từng nói rất mạnh dạn công khai trên tòa giảng như thể một tín điều chắc nịch rằng Đức Mẹ không hề chết mà được lên trời ngay khi còn sống. Ngài còn mạnh dạn nói rằng những “đấng” nào nói Đức Mẹ chết trước khi lên trời là lạc đạo và gây tổn hại lớn lao cho giáo dân. Đứng trước một vấn đề mà thần học còn bỏ ngỏ, chưa xác định chính thức như thế mà vị Linh Mục này đã tuyên bố quá chắc nịch và còn phê phán những mục tử khác ngay trên tòa giảng, như vậy thật là không đúng.

Vấn đề 7: (số 73) Trong cử hành Thánh Lễ, việc bẻ bánh Thánh Thể được khởi sự sau khi chúc bình an, trong lúc đọc kinh Agnus Dei; chỉ do vị chủ tế làm việc này, và, nếu trường hợp xảy ra, với sự giúp đỡ của một phó tế hay một vị đồng tế, chứ không bao giờ của một giáo dân.

 Thực trạng – Nhận định: Đây là một sai sót rất thường thấy trong Thánh Lễ. Hành động bẻ bánh theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma số 83 cũng như số 73 trong Huấn Thị nói trên đã cho thấy kinh Lạy Chiên Thiên Chúa cần đi theo hành vi bẻ bánh. Nhiều nơi khi cộng đoàn chưa chúc bình an xong đã dạo đàn và hát kinh Lạy Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei), trong khi chính cộng đoàn chưa chúc bình an xong, và vị chủ tế cũng chưa bẻ bánh. Vậy, người đệm đàn và ca trưởng cần ý thức để tránh hát kinh Lạy Chiên Thiên Chúa đang khi cộng đoàn đang chúc bình an. Về phần Linh Mục, có vị thì lúc cộng đoàn chúc bình an đã loay hoay bẻ bánh, đến nỗi khi ca đoàn hát thì ngài lại đi lấy Mình Thánh Chúa trên Nhà Tạm xuống để chuẩn bị cho giáo dân rước lễ. Có vị khác lại không lo bẻ bánh khi cộng đoàn hát mà lại đi lấy Mình Thánh Chúa xuống, rồi sau đó bẻ bánh trong thinh lặng. Hai thái cực này đều không chính xác và diễn tả được ý nghĩa của tác động Phụng Vụ. Vậy, cần phải thống nhất để thấy rằng: sau khi cộng đoàn chúc bình an thì vị chủ tế bẻ bánh, trong khi đó hát Agnus Dei[8]. Nếu Linh Mục bẻ bánh xong, ngài có thể đi lấy Mình Thánh Chúa từ Nhà Tạm xuống.

Vấn đề 8: (số 74) Nếu thấy cần để một giáo dân thông báo tin tức hay trình bày một chứng từ đời sống kitô-hữu cho các tín hữu tụ họp trong nhà thờ, cách chung nên làm việc này ngoài Thánh Lễ. Nhưng mà, vì những lý do nghiêm trọng, được phép trình bày loại thông báo hay chứng từ này khi linh mục đã đọc xong lời nguyện Hiệp Lễ. Tuy nhiên, một việc làm như thế không được trở thành thói quen. Lại nữa, những thông báo và chứng từ này không được có những đặc tính có thể làm lẫn lộn chúng với bài giảng, và cũng như không là nguyên nhân để loại bỏ hoàn toàn bài giảng.

Thực trạng – Nhận định: Việc thông báo của các cha sở trong Thánh Lễ Chúa Nhật hàng tuần về những điều cần thiết và thông tin đời sống giáo xứ đã là một thông lệ. Tuy nhiên, thực hành này cần được cân nhắc để đặt đúng vị trí của nó. Theo số 74, tốt nhất là sau lời nguyện hiệp lễ của Linh Mục. Một số giáo xứ tận dụng ngay phút thinh lặng thánh sau khi rước lễ để thông báo, làm gián đoạn tâm tình cầu nguyện của giáo dân vừa mới lãnh nhận Thánh Thể xong, đó là một lạm dụng Phụng Vụ[9]9. Tuy nhiên, cũng thật khó đặt thông báo này vào đầu lễ hay cuối lễ vì có thể có nhiều người “đi trễ, về sớm” không biết được những thông tin mà cha sở cần thông báo. Dù sao, cần phải đặt vào đúng chỗ như Huấn Thị đã cho biết.

Những lạm dụng về Phụng Vụ Thánh Thể khá đa dạng. Những vấn đề nêu lên này không nhằm “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” nhưng chúng cần được nêu lên để chính người viết bài này thêm ý thức mà tránh lặp lại những sai lỗi ấy trong hành trình sứ vụ tương lai, đồng thời để mầu nhiệm Thánh Thể được cử hành trong đời sống Giáo Hội bớt bất xứng và đem lại nhiều hiệu quả thiêng liêng cho dân Chúa.

Giang Tâm – Con Chiên Nhỏ

Sách tham khảo cho bài viết

……………………………………..

1. ANRÊ ĐỖ XUÂN QUẾ O.P, Bàn về Thánh Nhạc, NXB Tôn Giáo, 2006, trang 57
2. GIUSE PHẠM ĐÌNH ÁI SSS, Để nhớ đến Thầy, NXB Phương Đông, 2014, trang 134‐147
3. KIM LONG, Thánh nhạc trong Phụng Vụ, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, trang 56
4. PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ, Phụng Vụ nhập môn, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, 1997, trang 134‐136
5. CÔNG ĐỒNG VATICAN II, Hiến chế về Phụng Vụ Thánh, số 28 và JOSEPH RATZINGER, Tinh Thần Phụng Vụ, NXB Tôn Giáo, trang 244
6. THÁNH BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỈ LUẬT BÍ TÍCH, Quy chế tổng quát Sách lễ Roma, số 31
7. GIUSE PHẠM ĐÌNH ÁI SSS, Sđd, trang 161
8. GIUSE PHẠM ĐÌNH ÁI SSS, Sđd, trang 277 và RÔCÔ NGUYỄN DUY, Tìm hiểu Thánh Nhạc, TTMV TGP Sài Gòn, 2012, trang 75
9. PHÊRÔ KIỀU CÔNG TÙNG, Phụng Vụ Thánh Thể, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, 2017, trang 145

ddff

(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...

nsgh.net 1

(NSGH)  Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...

1234

(NSGH)  Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...

qqqw

(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...

museum

(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...

nsgh.net 1

(NSGH)  Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....

wwww

(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...

dddd

(NSGH)  Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...

cong bang xa hoi

(NSGH)  Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...

eeeeeeeeeeeeeeeee

(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...

OVAN KE

(NSGH)  Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...

kinh man coi

(NSGH)  Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...

ddd

(CGOL)  Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...

eeeeeeeeee

(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...

ccccccccccccccccccccccccccccccc

(NSGH)  Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...

2222

(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...

1234

(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...

ddddddddddddd

(CGOL)  - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...

ddddvvvvvvvvvvv

(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...

error: Bạn cần được NSGH cho phép thao tác !!