GIÁO DỤC
Phẩm giá của lao động
(CGOL) Thuở xưa, tại làng Narazet nước Do Thái, có bác thợ mộc cùng gia đình nhỏ của mình sống chan hòa, êm ấm. Chu toàn công việc bổn phận, dù cho có nặng nhọc vất vả, chỉ đủ duy trì cho gia đình có được mức sống bình thường. Ngài là một người bạn đời chung thủy, một người cha gương mẫu và một người thợ tín trung. Ngài đã trở nên Bổn Mạng của những người lao động. Giáo Hội mừng kính Ngài vào ngày 01 tháng 5 (ngày Quốc tế Lao Động), với tước hiệu Thánh Giuse Lao Động.
Ngài là Đấng bảo trợ của giới cần lao. Dưới thước đo của xã hội, họ bị coi là thấp hèn vì thu nhập bấp bênh, nên cuộc sống khó khăn, dễ bị cám dỗ lún sâu vào vòng xoáy của lợi nhuận vật chất mà làm điều trái với lương tâm. Nên, họ rất cần một mẫu gương, để định hướng cho mình có được lương tâm ngay thẳng. Và… “Giuse Lao Động” chính là mẫu gương ấy.
Đúng thật, trong xã hội ngày nay, “ánh hào quang” và những lời ca tụng, gần như chỉ giành cho “quan chức”, “tri thức”, “doanh nhân”… và chính điều này đã dẫn đến sự trọng thị thái quá dành cho thành phần đó.
Khái niệm “học nghề, làm nghề” gắn liền với sự tự ty, mặc cảm vì địa vị kém sang; phải “mặc quần là áo lượt”, ngồi văn phòng, đi xe hơi… mới là mục tiêu chọn nghề của nhiều người trẻ. Đúng là không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các nhà khoa học, cán bộ tổ chức, nhân viên văn phòng… trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh chân chính. Nhưng trong số những thành phần được coi là “sang trọng”ấy, có nhiều quan chức tham ô, tri thức học giả (giả dối), doanh nhân lừa đảo… vì năng lực tự thân không đủ tâm, không đủ tầm để đảm nhận công việc được xã hội giao phó; cách nào đó, có thể xem họ là nạn nhân của chính mình, vì ảo tưởng cao sang dựa vào hình thức, nghĩ mình có học vị cao, nhưng thực ra là không đủ khả năng để gánh vác trọng trách.
Vấn nạn bằng cấp giả hoặc học giả mà có bằng thật, đã len lỏi vào tất cả các thành phần “tri thức” trong xã hội. Mà đau đớn hơn nữa, khi nó len lỏi vào cả môi trường giáo dục, môi trường y tế. Lợi dụng lòng tin của người khác, lợi dụng khổ đau của đồng loại, mà mưu cầu lợi ích cho cá nhân, thì quả là đau lòng. Đơn cử hai ví dụ sau đây mà người viết được biết qua thực tế và qua báo đài:
Ví dụ 1: Vụ Tỉnh Bình Định thu hồi gần 386 triệu đồng học tiến sĩ của Phó bí thư thường trực tỉnh ủy vào năm 2017 do tấm bằng Tiến sĩ của Đại học Bulacan State (Philippines) không được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận. Vậy còn bao nhiêu tiến sĩ, giảng viên, công chức đã theo học các chương trình đào tạo “chui ” này chưa bị phát hiện?
Ví dụ 2: Vụ nâng giá kit test Covid-19 ở Công ty Việt Á là điển hình cho sự tha hóa của cán bộ công chức và doanh nhân vô lương tâm, họ kinh doanh lên nỗi đau của cộng đồng.…
Quả thật, giá trị của lao động, dù ở ngành nghề nào thì cũng bình đẳng như nhau. Miễn là người lao động biết đặt trọn tâm huyết vào công việc của mình với lương tâm ngay chính. Như lời dạy của Đấng Đáng Kính FX. Nguyễn Văn Thuận: “Xem nghề nghiệp con là một ơn gọi thực hiện ý Chúa giữa xã hội, con sẽ thánh hóa nghề con”. (ĐHV, 565).
Những năm gần đây, tia sáng hy vọng đã xuất hiện, như niềm tự hào của người Công giáo Việt Nam, vì sự hiện diện của Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc thuộc sở hữu của Tòa Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, tọa lạc tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nhà trường nhận thánh Giuse là quan thầy và là Đấng bảo trợ cho nhà trường.
Có thể nói, kể từ sau năm 1975 cho đến hiện tại, đây là trường cao đẳng đầu tiên do Giáo hội Công giáo tại Việt Nam điều hành, với chương trình đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Hiệu trưởng là Linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy – Giám đốc Caritas giáo phận Xuân Lộc. Giảng viên là những Linh mục, tu sĩ và giáo viên, nhân viên nhiệt thành.
Dựa trên ba giá trị cốt lõi là: Đạo Đức, Kiến Thức, Công Nghệ – và đi đầu là đạo đức, nhà trường đã từng bước khẳng định vị thế của mình. Thực hiện phương châm giáo dục: “Thăng tiến con người toàn diện”, nhà trường muốn đào tạo các thế hệ sinh viên học sinh trở thành những người thợ có đạo đức nghề nghiệp và có tay nghề cao, hầu mưu ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.
Được biết thêm, tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, hoạt động giáo dục không chỉ gói gọn trong phạm vi lớp học mà bao trùm mọi hoạt động trong nhà trường. Ngoài quý linh mục, tu sĩ, giáo viên trực tiếp tham gia hoạt động đào tạo, thì cô lao công hay bác bảo vệ, cô phụ bếp hay chú điện nước… đều trở nên một nhà giáo. Tuy không trực tiếp đứng trên giảng đường, nhưng thông qua sự cần mẫn hằng ngày trong công việc, họ trở thành tấm gương cho sinh viên học sinh về tinh thần trách nhiệm, kỹ năng nghề nghiệp, và hơn nữa là giá trị của lao động trong từng việc cụ thể với lương tâm ngay chính, góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường.…
Như thế, sự xuất hiện của một cơ sở Giáo dục Nghề nghiệp do Giáo hội Công giáo điều hành, là dấu chỉ tốt đẹp của niềm hy vọng. Song cần nhân rộng mô hình này đến nhiều địa phương, và mong sao Giáo hội Công giáo ở Việt Nam có thêm nhiều cơ sở giáo dục ở nhiều hệ đào tạo, hầu góp phần dựng xây xã hội hôm nay tốt đẹp hơn.
Ước mong các bạn trẻ biết phân định và lắng nghe, để dù học tập trong hệ đào tạo nào, cũng quyết tâm phấn đấu để trở thành người lao động chân chính giữa cuộc đời. Chúc cho tất cả sinh viên học sinh luôn ý thức: “Học để biết. Học để canh tân. Học để phục vụ. Học để yêu mến.” (ĐHV, 560).
Bồ Câu Trắng (Biên Hòa)
Lễ thánh Giuse Lao Động, ngày 01/5/2022
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...