CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Scandal truyền chức GB. Hồ Hữu Hòa: Nút thắt đang ở đâu, ai giải gỡ ?
(CGOL) Scandal truyền chức phó tế và linh mục cho GB. Hồ Hữu Hòa là một cú sốc cho toàn thể các thành phần dân Chúa. Ai phải chịu trách nhiệm về vụ việc động trời này? Người truyền chức hay người cho phép truyền chức chịu trách nhiệm chính?
Theo Giáo luật điều 265 bất cứ giáo sĩ nào cũng phải nhập tịch vào một giáo phận hoặc một dòng tu nào đó, không chấp nhận giáo sĩ lang thang, vô thừa nhận. Vì vậy nhất thiết GB. Hồ Hữu Hòa phải thuộc về một giáo phận nào đó.
Hơn nữa, để được truyền chức thánh, nhất thiết GB. Hồ Hữu Hòa phải có thư ủy nhiệm (litterae dimissoriae) của đức giám mục mà đương sự trực thuộc. Một thư cho lần chịu chức phó tế. Một thư khác cho lần chịu chức linh mục.
Vậy thời điểm GB. Hồ Hữu Hòa chịu chức phó tế vào tháng 9 năm 2022, đương sự đang trực thuộc đức giám mục của giáo phận nào? Xác định được điều này người ta có thể đoán được đức giám mục nào đã cấp thư ủy nhiệm truyền chức phó tế và linh mục.
Theo lời đương sự kể thì năm 2013 đương sự được Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp gửi đi học tại Sài Gòn nhân danh Giáo phận Vinh khi ngài đang làm Giám mục của giáo phận này. Giấy xác nhận và giấy chứng nhận tốt nghiệp thần học cấp ngày 15.09.2022 và ngày 07.10.2022 cũng ghi đương sự thuộc Giáo phận Vinh.
Tuy nhiên, cũng có thể năm 2022 đương sự không còn thuộc Giáo phận Vinh. Vì có thể bằng tốt nghiệp ghi theo thông tin có từ khi đương sự nhập học. Có thể trước khi tốt nghiệp đương sự đã xuất tịch khỏi Giáo phận Vinh và nhập tịch vào Giáo phận Hà Tĩnh với sự đồng ý của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp khi ngài được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận này.
Nếu đúng như vậy, thì năm 2022 khi chịu chức thánh, đương sự cần thư của đấng bản quyền Giáo phận Hà Tĩnh. Tuy nhiên, vào thời điểm này Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã về hưu, cho nên ngài không thể làm thư giới thiệu cho đương sự được chịu chức. Giả như có làm thì cũng vô giá trị vì ngài đã hết quyền. Do đó, GB. Hồ Hữu Hòa không thuộc Giáo phận Hà Tĩnh.
Theo hình ảnh trên trang FB của Giáo phận Maasin thì ngày 08.09.2022, GB.Hồ Hữu Hòa chiu chức phó tế cho Giáo phận Vinh. Vậy tất nhiên, lúc này đương sự phải có thư ủy nhiệm của bản quyền giáo phận Vinh và bằng việc chịu chức phó tế, đương sự chính thức nhập tịch vào Giáo phận Vinh theo Giáo luật điều 266. Cho đến lúc này bản quyền Giáo phận Vinh chưa phủ nhận thư ủy nhiệm truyền chức phó tế cho GB. Hồ Hữu Hòa.
Có lẽ vì vậy cho nên sau đó, khi chịu chức linh mục, Giáo phận Maasin đã tuyên bố GB. Hồ Hữu Hòa được truyền chức cho Giáo phận Vinh, theo thư ủy nhiệm của bản quyền Giáo phận vinh. Điều này còn được Giáo phận Maasin khẳng định lại trong bản tuyên cáo công bố ngày 17.02.2023 khi viết:
“Việc truyền chức này đã diễn tiến theo các thủ tục thông thường của Giáo luật, đặc biệt là việc đệ trình các văn thư uỷ nhiệm cần thiết được ký bởi Đức Giám mục Alfonso Nguyễn Hữu Long, giám mục Giáo phận Vinh, được đóng dấu Toà Giám mục và được xác thực bởi Lm. Giêrađô Nguyễn Nam Việt, Chưởng ấn.”
Đến đây ta có thể nhân ra rằng GB. Hồ Hữu Hòa là giáo sĩ của Giáo phận Vinh và được Đức giám mục Giáo phận Vinh hiện nay viết thư ủy nhiệm truyền chức linh mục.
Tuy nhiên, trong thư minh định công bố ngày ngày 10.02.2023, Đức cha Alfonso Nguyễn Hữu Long khẳng định rằng ngài không hề ký tên vào văn thư ủy nhiệm Đức cha P.D. Cantillas truyền chức linh mục cho GB Hồ Hữu Hòa. Nếu điều Đức cha Alfonso nói là thật, thì tất nhiên văn thư ủy nhiệm truyền chức linh mục mà Maasin đã nhận được kia là văn thư giả mạo.
Phép loại suy cho thấy, chỉ một người có khả năng làm ra thư ủy nhiệm giả mạo này là cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt. Vì ngài đã có mặt và làm chứng trong thánh lễ truyền chức linh mục mà trong đó thư ủy nhiệm đã được đọc công khai, và vì cuối thư ủy nhiệm có có câu: “Thừa lệnh Giám mục (De mandato episcopi), Lm. Gerardo Nguyễn Nam Việt, Chưởng ấn, ký tên” mà ngài đã không phản đối.
Tuy nhiên, cho đến hôm nay, Lm. Giêrađô Nguyễn Nam Việt cũng vẫn chưa khẳng định hay phủ nhận việc mình làm giả thư ủy nhiệm kia. Đức cha Alfonso cũng vẫn chưa có một phán quyết nào về việc có hay không chuyện giả mạo giấy tờ của cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt.
Đức cha Alfonso Nguyễn Hữu Long có quyền đòi buộc cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt phải nhận tội. Nếu không, ngài cũng có quyền mở phiên tòa xét xử cha Việt mà trong đó ngài vừa là bị hại, vừa là thẩm phán, vì theo Giáo luật điều 391 ngài có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên toàn Giáo phận Vinh.
Thực tế trong thư minh định ký ngày 10.02.2003, Đức cha Alfonso nói sự việc đang được điều tra. Đến ngày 15.02.2023, trong thông cáo cuối cùng, người ta thấy ngài đã quyêt định ngưng chứng Chưởng ấn-Chánh Văn phòng của cha Việt. Tuy nhiên, ngài không nói việc ngưng chức này có liên quan gì đến việc làm giả thư ủy nhiệm kia không và ngài cũng không nói vụ án có còn được tiếp tục điều tra không.
Nút thắt đang ở sự im lặng này !
Dù sao thì im lặng là quyền của bị can và bị hại. Hơn nữa, để đảm bảo công lý, luật pháp ở đâu cũng cho phép bị can và bị hại có quyền dàn xếp với nhau ngoài tòa về vụ việc liên quan đến hai bên. Mà bị can và bị hại ở đây chính là Cha Chưởng ấn và Đức Giám Mục Chính Tòa, cho nên về phía Giáo phận Vinh có thể sẽ không có vụ án nào được mở ra để xét xử vụ giả mạo giấy tờ để cướp đoạt chức thánh này.
Như thế chúng ta có thể lo rằng vụ việc chìm xuống không?
Không! Vì vụ việc đã được Giáo phận Maasin chính thức báo lên Tòa Thánh. Tòa Thánh sẽ vào cuộc và Tòa Thánh sẽ là người giải gỡ nút thắt. Cụ thể, theo cơ chế tổ chức và hoạt động của Tòa Thánh, thì thẩm quyền hữu trách đối với Giáo phận Maasin là Bộ Giám mục và Tòa Sứ thần ở Manilla, trong khi đối với Giáo phận Vinh là Bộ Truyền giáo và Đức TGM Đại diện không thường trú ở Việt Nam.
Thông thường trong những vụ việc thế này, Bộ Giám mục và Bộ Truyền giáo sẽ phối hợp với các vị sứ thần ở hai nước để điều tra. Tòa Thánh cũng có thể mời những nhân vật khả tín khác tham gia vào nhóm điều tra này, chẳng hạn Đức Tổng Giám Mục Cebu và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, hay các vị khác, nếu xét thấy cần thiết.
Trước mắt họ sẽ yêu cầu các giáo phận liên quan báo cáo chi tiết sự việc. Tiếp theo họ sẽ cử các đại diện hoặc một nhóm đại diện đáng tin đến gặp gỡ các đương sự liên quan và những người mà họ xét là cần thiết tại hai giáo phận, để xem xét mối quan hệ của các nhân vật liên quan với GB. Hồ Hữu Hòa từ trước cho đến thời điểm hiện tại. Có thể họ cũng xem xét và đối chiếu nhật ký công vụ của hai tòa giám mục, các sổ văn bản đến và đi, các hồ sơ lưu trữ trong văn khố…
Vì cái thư giới thiệu phong chức linh mục kia được coi là giả cho nên Giáo phận Maasin tuyên bố họ cũng mời thẩm quyền hữu trách giám định các tài liệu. Văn thư được coi là giả mạo sẽ được phân tích và đối chiếu với các loại văn bản cùng loại, cùng thời của cùng các chủ thể, về chất liệu và kích cỡ giấy và mực và con dấu, về hình dáng và ét chữ ký trên văn bản, về lời lẽ và nội dung văn bản, về tiến trình hình thành và sử dụng văn bản: ai làm giả, làm thế nào, cách nào, ở đâu, gửi đi đâu, ai nhận, nhận và sử dụng trong hoàn cảnh nào…
Thông thường việc giám định này được thực hiện bởi các chuyên viên hoặc các công ty giám định chuyên nghiệp và với hiểu biết và kỹ thuật hiện đại, việc giám định này không khó. Tuy nhiên, để tìm hiểu ngọn ngành và đi đến kết luận trong những vụ việc kiểu như vụ truyền chức GB. Hồ Hữu Hòa này, Tòa Thánh thường cần một thời gian khá dài, vì lý do nhân sự, lý do tài chính và nhất là vì còn tùy thuộc vào thiện chí cộng tác của các đương sự liên quan. Chẳng hạn, nếu một nhân vật chủ chốt không cộng tác hoặc bị qua đời thì rất có thể việc điều tra sẽ kéo dài.
Một yếu tố thuận lợi cho việc tìm hiểu vụ việc, đặc biệt là việc giám định tính thật giả của thư ủy nhiệm truyền chức linh mục đó là văn thư ủy nhiệm truyền chức phó tế cho GB. Hồ Hữu Hòa. Thư minh định của Đức cha Alfonso Nguyễn Hữu Long chỉ khẳng định ngài không hề ký tên vào văn thư ủy nhiệm phong chức linh mục! Vậy còn văn thư ủy nhiệm truyền chức phó tế cho đương sự có lẽ thật, vì cho đến nay Giáo phận Vinh chưa có văn bản nào phủ nhận văn thư ủy nhiệm này.
Liên quan đến vụ việc đang diễn ra, rõ ràng Giáo phận Maasin có một phần trách nhiệm rất lớn và nhiều câu hỏi có thể đặt ra cho các vị hữu trách trong Giáo phận này trong việc truyền chức phó tế và linh mục cũng như việc cho GB.Hồ Hữu Hòa nhập tịch vào Giáo phận này. Chẳng hạn, người ta có thể hỏi sao mới nhận được thư ủy nhiệm đã vội truyền chức ngay cho đương sự trong khi chưa chắc ăn đó là thư thật trăm phần trăm theo quy định của Giáo luật điều 1022.
Dù sao thì ngay cả ở điểm mấu chốt này, ít nhất Maasin cũng có thể giải thích rằng họ được hai đời giám mục Vinh giới thiệu GB. Hồ Hữu Hòa. Không biết lý do cho việc truyền chức và nhập tịch này là gì, có đủ thuyết phục để truyền chức linh mục và nhận Lm. GB Hồ Hữu Hòa vào Giáo phận Maasin không, vì chúng ta không biết nội dung các thư giới thiệu và thỉnh nguyện kia.
Tuy nhiên, tôi nghĩ Đức cha P.D. Cantillaas không ngây thơ để chấp nhận một lý do vớ vẩn; hơn nữa mối quan hệ giữa hai bên trong một thời gian dài và sự hiện diện đích thân của linh mục Chưởng ấn-Chánh Văn phòng cùng với một số giáo sĩ khác của Giáo phận Vinh tại Maasin trong những dịp truyền chức là những yếu tố cần và đủ để tin rằng văn thư ủy nhiệm truyền chức linh mục kia là thật. Nếu có trách thì trách người đáng phải tin nhất lại là người không đáng tin nhất.
Sự thật thì đơn giản! Bằng cảm thức chung (common sense) người ta có thể trực giác thấy sự thật là gì và sự thật ở đâu! Nhưng đôi khi việc tìm ra sự thật lại trơ nên rất phức tạp, vì những người liên quan chưa muốn minh bạch sự thật hoặc cố ý muốn trốn tránh sự thật và có những hành vi che giấu sự thật, trong khi bổn phận của các thẩm quyền hữu trách là phải chứng minh được sự thật một cách hiển nhiên, thuyết phục với đủ các chứng và lý cần thiết.
Cái khó là ở đây! Chính vì vậy mà trong bạch thư của mình, Đức cha P.D. Cantillas đã viết: “Xin Ánh sáng Chúa Kitô hướng dẫn các việc làm của chúng ta, để chúng ta có thể tìm ra sự thật.”
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải – Nguồn bài từ Facebook
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...