Câu Chuyện Sống Đạo

SỐNG ĐẠO

Thánh lễ thời hiện đại và đôi điều suy nghĩ

Tháng tư 11, 2019 12:05 sáng
Chia sẻ
Chia sẻ

(CGOL) Xã hội hiện nay đang ngày càng phát triển vượt bậc với tốc độ chóng mặt nhờ những công nghệ tân tiến, hiện đại. Con người dần khám phá thêm được những sáng kiến và những nền văn minh mới. Nhưng Lời Chúa thì sao ? Lịch sử Giáo Hội cho thấy: Càng vào những thời điểm khó khăn, người Kitô hữu càng có lòng tin mạnh mẽ. Trái lại, khi cuộc sống dễ dãi, dường như đời sống đức tin lại suy giảm.

dsc 0189

Có thể nói – công năng của bậc giảng trong thánh lễ – vị chủ chăn cần cân nhắc mình nhiều nhiều hơn khi đứng trên “bậc nóng” đó ( Hình từ internet )


Thực trạng tình hình tham dự thánh lễ

Thời nay, con người ta sống xô bồ và tấp nập quá, và việc đến nhà thờ đi lễ cũng trở nên nhanh chóng, thoáng qua, các thánh lễ của nhà thờ cũng ngắn gọn, để đáp ứng nhu cầu nhanh, gọn, lẹ cho cuộc sống bận rộn này. Đôi khi, người ta đến nhà thờ giống như một thói quen, một thủ tục như thường lệ, đến nhà thờ ngồi một chút rồi về cho không bị mất lễ, không bị mắc tội.

Nhưng có phải hoàn toàn là do giáo dân lơ đãng hờ hững khi tham dự thánh lễ hay chúng ta cũng phải tự hỏi rằng các tông đồ, vị mục tử tốt lành của Chúa đã truyền đạt lời Ngài và giáo dục con dân của Ngài ra sao.

Chất lượng bài giảng

Có lần tôi đi lễ ở một nhà thờ cũng khá lớn, dàn âm thanh bị trục trặc tiếng được tiếng mất ngay lúc cha đọc Phúc Âm và phần bài giảng, nhưng điều kỳ lạ là cha không dừng lại mà vẫn tiếp tục đọc phần bài giảng của mình, cha cứ đọc và giảng nhưng chẳng ai nghe thấy, một lúc sau thì âm thanh mới ổn định. Thế là xong phần bài giảng. Giống như một bài tập và cha vừa trả bài xong. Thánh lễ hôm ấy của tôi coi như là đã được điểm danh và đã có đến nhà thờ.

Hôm ấy tôi đi lễ thiếu nhi, từ đầu lễ tôi cũng tập trung sốt sắng hát lễ, đọc kinh nhưng đến phần bài giảng của cha thì khác. Cha rất bực mình, cha quát mắng nói rằng các em nhỏ lười biếng thụ động như những đống thịt đang ngồi trong nhà thờ, nói nặng nhẹ các gia đình lười biếng, không biết đọc kinh, không đi lễ…. Cha mắng nguyên một phần bài giảng. Mặc dù tôi biết mình không thuộc đối tượng bị cha mắng nhưng sau những lời nói ấy của cha tôi không muốn  mở miệng ra đọc kinh hay hát lễ gì nữa cả. Cảm giác hôm ấy của tôi như một buổi nghe chửi chứ không  phải đi lễ.

Đó chỉ là một số những vấn đề tiêu biểu, còn rất nhiều lần tôi đi lễ nhưng mang tâm hồn trống rổng về nhà. Có khi không biết hôm nay đi lễ cha giảng dạy ra sao và Lời Chúa nhắc nhở ta điều gì . Đi lễ rồi về thôi.

6bdd4b1d52100328442fc5ab4f28c08a

Thánh lễ là điều quan trọng trong đời sống đạo – nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để sau thánh lễ ấy – người giáo dân cảm thấy vui mừng và hoan hỷ ( Hình ảnh từ internet )

Sự khác biệt giữa thánh lễ xưa và nay

Ngày xưa tôi đi lễ khi nghe các cha giảng có thể làm tôi khóc nước mắt lưng tròng vì những lời giảng ấy rất sâu sắc, và lắng đọng lòng người. Lần nào đi lễ mà không rước lễ được là tâm can cắt rứt, xót xa. Có khi cũng cười chảy nước mắt vì những câu chuyện khôi hài, vui vẻ mà cha kể. Thời ấy, dù trời có mưa to gió lớn mỗi sáng 4h  tôi đều dậy đi lễ đều đặn, sau mỗi lần đi lễ tôi đều có quyết tâm sẽ thay đổi, sẽ sống tốt. Khắp huyện chỉ có một ngôi nhà thờ, đạp xe cút cít mấy cây số, đường lầy lội, khó đi ngã lên ngã xuống vẫn không hề nản. Giờ lại thắc mắc không hiểu ngày xưa lòng tin yêu và đời sống đạo của  tôi sao lại mãnh liệt đến thế.

Nhưngbây giờ đi lễ có muốn tập trung cũng khó, cô bên phải thì cầm điện thoại lướt facebook, cặp đôi bên trái thì ngồi vắt chéo chân nói chuyện to nhỏ cười khúc khích. Không hiểu họ đi lễ để làm gì khiến tôi cũng bực mình. Đi lễ thì đến trễ, lễ chưa kết thúc thì đã vội ra lấy xe để về, đên nhà Chúa vội vã tấp nập. Thời buổi này muốn tham dự được thánh lễ thì phải chọn lựa, đắn đo xem cách cha giảng thế nào, nhà thờ quy định ra sao thì lần sau còn đi lễ tiếp. Giống như đi ăn nhà hàng vậy. Có khi nhà thờ sát bên không đi lại phải đi nhà thờ xa mấy cây số lại thích đến hơn.

Lắng đọng và ước muốn

Cuộc sống xô bồ khiến ta sống vội vã con người ta đến với Chúa thật khó khăn, nhưng không phải do giáo dân tất cả. Các em thiếu nhi ở trường cũng đã phải học hành căng thẳng rất nhiều, cũng bị thầy cô trách phạt, giờ đến nhà thờ để tìm sự an ủi của Chúa nhưng cũng bị quát mắng, áp lực. Tất cả mọi người cũng phải chạy đua với cuộc sống, cũng làm việc mệt mỏi giữa xã hội đầy phức tạp và bon chen nhưng khi đến nhà Chúa để tìm  sự bình an trong tâm hồn thì lại nhận được những lời phê bình nặng nhẹ thì làm sao họ còn muốn tìm đến Chúa.

Tất cả Các vị mục tử đều là môn đệ của Chúa là những người dẫn dắt đàn chiên của Ngài, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của các vị ấy rất nặng nề đồng thời sự cám dỗ đến từ nhiều phía nên xin Chúa tiếp thêm sức mạnh và hướng dẫn soi sáng để các môn đệ của Chúa hoàn thành xứ mệnh và làm rạng danh Ngài. Bên cạnh  đó mong muốn mọi người hãy tự nhìn nhận và chấn chỉnh lại bản thân, nâng cao ý thức nhận biết sự quan trọng của thánh lễ để khi đến với Chúa ta luôn đẹp long Ngài

Hải  Thắm

ddff

(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...

nsgh.net 1

(NSGH)  Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...

1234

(NSGH)  Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...

qqqw

(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...

museum

(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...

nsgh.net 1

(NSGH)  Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....

wwww

(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...

dddd

(NSGH)  Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...

cong bang xa hoi

(NSGH)  Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...

eeeeeeeeeeeeeeeee

(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...

OVAN KE

(NSGH)  Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...

kinh man coi

(NSGH)  Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...

ddd

(CGOL)  Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...

eeeeeeeeee

(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...

ccccccccccccccccccccccccccccccc

(NSGH)  Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...

2222

(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...

1234

(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...

ddddddddddddd

(CGOL)  - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...

ddddvvvvvvvvvvv

(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...

error: Bạn cần được NSGH cho phép thao tác !!