Câu Chuyện Sống Đạo

PHÓNG SỰ

Thấy gì qua vụ “Linh mục chui”

Tháng hai 22, 2023 7:12 sáng
Chia sẻ
Chia sẻ

(CGOL)  Nhờ mạng xã hội nên thông tin cũng thuận tiện hơn. nhưng vô cùng khó chịu với những phán xét thiếu văn hóa, coi mình như một “thẩm phán” .

Liên quan đến vụ việc anh GB Hồ Hữu Hòa được Giám mục Giáo Phận Maasin thụ phong linh mục, cộng đồng mạng một phen dậy sóng, nhiều facebook cơ hùa nhau theo kiểu “ hiệu ứng đám đông” đồng loạt giật tít câu view với nội dung, “linh mục cài cắm, linh mục 3H linh mục chui …”  Kéo theo đàng sau nó là cả một “Ê kíp chui”.  Bỗng dưng không gian mạng lại trở thành điểm hấp dẫn, nhộn nhịp của đám đông cuồng nộ hơn bao giờ hết.

HINH DANG

HÌnh ảnh Giám mục truyền chức Linh mục tại một Giáo phận Việt Nam – ( Hình ảnh từ internet , chỉ mang tính minh họa)

Bên cạnh những bình luận phê phán, lên án, có những facebook cơ cũng tỏ ra thông cảm, và mong muốn những ồn ào đó cần có sự cầu nguyện để Giáo hội biết nhìn nhận rỏ hơn về những vấn đề trên.  Nhưng có vẻ, ngày càng phì ra bởi những thông tin, hình ảnh được cộng đồng mạng lần lượt, rầm rộ post lên như một minh chứng hợp pháp và không hợp pháp….

Lên facebook đăng đàn, lên án phán xét như một “Quan tòa”  ?

Có nhiều khái niệm nói về mạng xã hội, nhưng nhìn chung mạng xã hội được xem như là một loại hình cộng đồng song mang tính chất ảo, trong đó bao gồm nhiều cộng đồng trực tuyến khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.

Những thành viên trong đó, họ có thể chia sẻ những thông tin về đời sống xã hội, văn hóa, tôn giáo …

Nhiều trường hợp cho thấy, những kẻ bất hảo tỏ vẻ ta đây như một anh hùng bàn phím, lợi dụng mạng xã hội như một công cụ để đăng tải tin bài nhằm chống phá giáo hội, hoặc vì lợi ích kinh tế, nhưng suy cho cùng, họ cũng chỉ là những con “hộ giấy”, hoặc là những “Hiệp sĩ Đôn Ki-Hô-Tê” đánh nhau với cối xay gió của nhà văn Xéc-Van-Téc . ( Văn học Tây Ban Nha).

Chúng ta không phủ nhận có những phát hiện, phê phán có tính xây dựng đem đến những lợi ích, giá trị thiêng liêng cho Giáo hội. Tuy nhiên, cũng không ít hành vi soi mói, phán xét, chỉ trích một cách hung hãn, tùy tiện, nên mỗi người Kito hữu cần tuân thủ đúng chuẩn mực.

 Đành rằng, lên án tật xấu của những cá nhân nhỏ trong Giáo hội, đấu tranh để gọt giũa và cắt bỏ những ung nhọt trong Giáo hội không có nghĩa là phải luôn bày tỏ sự phận nộ, buông lời cay nghiệt, hoặc sẵn sàng trừng phạt, lăng nhục, thẩm chí chà đạp nhân phẩm người khác dù chưa suy xét tường tận bản chất sự việc, chưa thấu hiểu sự thật vấn đề.

Quy kết tội trên truyền thông mạng xã hội qua góc nhìn xã hội học

Truyền thông mạng xã hội có phải là tòa án, kết án người khác chỉ qua những hình ảnh trên không gian mạng thì có quá vội vã và người bị kết án có phải là một phạm nhân, hay là một nạn nhân ..?

Không ai bị xem là tội phạm khi chưa có bản án của Tòa án. Chỉ có duy nhất tòa án mới có quyền tuyên ai là tội phạm hay không. Phải tuân theo nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Theo đó, một người bị buộc tội được coi là không có tội cho tới khi tội phạm của họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật của một Quốc gia nào đó…Nên báo chí, mạng xã hội internet không có quyền kết án ai là tội nhân hoặc nạn nhân cả, chỉ duy nhất có một cái định chế nào đó phán quyết ai là có tội hay không và đó là Toà án, chừng nào Tòa án ra bản án có hiệu lực thì lúc đó người ta mới phạm tội hay không.

Từ vụ “linh mục chui” đến sứ điệp truyền thông lần thứ 57

Trên thực tế, qua vụ anh Gb: Hồ Hữu Hòa bỗng dưng thành linh mục, thì thấy những giáo dân lên tiếng kịp thời phản ánh đúng lúc việc khuất tất của một bộ phận nhỏ có hành vi lạm quyền, làm sai trái với giáo luật là điều đáng khâm phục, nhưng  hiện tượng phát ngôn bừa bãi, kích động, thiếu tính bác ái vẫn còn khá phổ biến trên không gian mạng. Ví dụ: Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long được cho là người “đứng mũi chịu sào” vì xuất phát điểm vấn đề cũng từ Vinh, những ngày qua Ngài vô tình trở thành tấm bia hứng chịu muôn vàn “gạch đá” từ cơn bão giận dữ của đám đông, một số đối tượng có động cơ không tốt đã chủ động giật tít và phao tin giả, những hình ảnh, cắt ghép… nhằm gây sự chú ý, lái người đọc trở thành nguồn cơn cho trăm ngàn bình luận tiêu cực, bên cạnh đó, có những lượt chia sẻ mù quáng của các tu sĩ, Giáo dân, là nguyên nhân châm ngòi bùng nổ những trận chiến từ ngữ độc hại, làm xấu hình ảnh Giáo hội. Chưa dừng lại ở đó, những kẻ kệch cỡm còn chửi bới, lăng mạ, công kích, kết án, thách thức truyền thông chính thống của Giáo hội…

Trong đó có những người hăng hái “ném đá” chỉ do cảm tính hoặc đơn giản là bị ảnh hưởng theo phong trào của những người xung quanh. Nên mỗi tín hữu chúng ta cần lưu ý đến những giáo huấn của Giáo hội: “Nói cách chân thành. Theo sự thật và trong tình bác ái” (Ep 4,15)

Đức Thánh Cha nhận định: “Chỉ bằng cách lắng nghe và nói với một trái tim trong sáng, chúng ta mới có thể nhìn xa hơn vẻ bề ngoài và vượt qua sự mơ hồ điều mà, cả trong lĩnh vực thông tin, không giúp chúng ta phân định trong thế giới phức tạp mà chúng ta đang sống. Lời kêu gọi nói cách chân thành thách thức triệt để thời đại mà chúng ta đang sống, thời đại quá nghiêng về sự thờ ơ và phẫn nộ, thậm chí đôi khi còn dựa trên nền tảng của thông tin sai lệch, điều làm sai lệch và lợi dụng sự thật.”

 ( Sứ điệp ngày truyền thông xã hội lần 57)

Nên khi thiếu tỉnh táo, bị lôi kéo, nổi nóng, nhiều mâu thuẫn trong thế giới ảo sẽ biến thành những ẩu đả, thương vong ở đời thực.

Ngược lại, những giá trị chân – thiện – mỹ mà Đức Thánh Cha Phanxico đã kêu gọi trong ngày truyền thông xã hội trên hệ thống internet, có thể đem đến những kết quả tích cực, có ích cho Giáo hội và xã hội.  Ý thức được sâu sắc điều này, mỗi người sẽ thận trọng hơn trước khi đăng tải hay bày tỏ quan điểm của mình, dứt khoát nói “không” trước những nguy cơ có thể gây nguy hại cho mình, cho tha nhân, đặc biệt là can đảm, mạnh mẽ để bảo vệ giáo hội trước những tổn thương.

Thiên Phước

 

ddff

(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...

nsgh.net 1

(NSGH)  Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...

1234

(NSGH)  Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...

qqqw

(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...

museum

(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...

nsgh.net 1

(NSGH)  Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....

wwww

(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...

dddd

(NSGH)  Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...

cong bang xa hoi

(NSGH)  Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...

eeeeeeeeeeeeeeeee

(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...

OVAN KE

(NSGH)  Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...

kinh man coi

(NSGH)  Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...

ddd

(CGOL)  Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...

eeeeeeeeee

(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...

ccccccccccccccccccccccccccccccc

(NSGH)  Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...

2222

(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...

1234

(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...

ddddddddddddd

(CGOL)  - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...

ddddvvvvvvvvvvv

(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...

error: Bạn cần được NSGH cho phép thao tác !!