CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Thấy Giáo Hoàng, giáo dân Việt khóc nức nỡ trên khán đài ở Thái Lan
(CGOL) Trong Thánh Lễ chiều tối 21/11 do Giáo Hoàng Francis làm chủ tế, giáo dân Công giáo Việt gần chiếm trọn một sân vận động.
Mặc dù không có con số chính thức từ ban tổ chức, nhưng bóng áo dài Việt Nam phủ kín gần hết các khán đài của sân vận động Thephasadin, một trong hai sân vận động chính tại Bangkok nơi diễn ra Thánh Lễ do Giáo Hoàng Francis cử hành tối 21/11.
Thephasadin là sân phụ, nhỏ hơn, dành riêng cho giáo dân nước ngoài. Suphachalasai là sân chính, dành riêng cho giáo dân Thái – theo thông tin ban đầu từ ban tổ chức.
Theo ghi nhận của Phóng viên BBC News Tiếng Việt tại sân Thephasadin, bóng áo dài và áo đồng phục của các đoàn từ Việt Nam phủ gần kín các khán đài. Chỉ có một số lượng nhỏ người tham dự đến từ Myanmar cùng một số nước khác.
Giáo Hoàng Francis cử hành Thánh Lễ trong khoảng 1 tiếng, bắt đầu từ 18:00 tối 21/11, nhưng từ 12:00 sân vận động đã mở cửa cho các tín đồ và báo chí, với nhiều hoạt động ca múa, âm nhạc, chủ yếu phát đi trên các màn hình lớn.
Riêng sân Suphachalasai được thiết kế thêm thảm đỏ hình thánh giá ở chính giữa sân dẫn tới bục là nơi Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ.
Không khí như sôi lên khi chiếc xe màu trắng chở Giáo Hoàng Francis tiến vào sân vận động. Các tín đồ hò reo, vẫy cờ, nhiều người cầu nguyện và rơi nước mắt.
Giáo dân Việt Nam khóc nức nỡ trên khán đài
Xúc động vì được nhìn thấy Giáo Hoàng khi xe của Ngài đi qua sân vận động, bà Phạm Thị Thúy, giáo dân Hải Phòng, rơi nước mắt nói với BBC rằng đây là lần đầu trong đời chị được nhìn thấy Đức Thánh cha. “Tôi không thể nói nên lời… Mong một lần Đức Thánh Cha tới Việt Nam,” bà Thúy nghẹn ngào.
Bà Nguyễn Thị Đãi, quê Ninh Bình, địa phận Phát Diệm nói với BBC Tiếng Việt rằng từ nhỏ tới nay chưa từng được nhìn thấy ngài trực tiếp, nên bà sang Thái để thực hiện ý nguyện này, vừa là để đi du lịch.
“Đức Giáo Hoàng là vị tối cao, là Đức Thánh Cha chung của người công giáo, tôi thật sự rất cảm kích. Đây là lần đầu tôi đến Thái Lan. Tôi đã phải chuẩn bị hơn một tháng nay cho sự kiện này.”
Cùng đến từ địa phận Phát Diệm, bà Đà Nguyễn nói với tôi bà làm kinh doanh ở Việt Nam và đã cố gắng thu xếp công việc trong vài tháng trước để qua Thái Lan gặp Giáo Hoàng.
“Toàn bộ có 64 số xe chở giáo dân Việt Nam. Chúng tôi được chính phủ và người Thái chào đón rất nồng hậu, được an ở, đi lại trong điều kiện thuận lợi. Tham dự Thánh Lễ, chúng tôi mang theo các nét đẹp truyền thống của Việt Nam như áo dài, nón lá,” bà nói.
Cả bà Đãi và bà Nguyễn đều mong Giáo Hoàng sang Việt Nam để những giáo dân khác có dịp diện kiến Ngài. Cả hai đều mặc áo dài đỏ, và nói may mắn vì nằm trong số 40 giáo dân ở Ninh Bình được tới Thái Lan dịp này.
Trong khi đó, điều đặc biệt với giáo dân Trần Thị Môn, đến từ nhà thờ Vinh Sơn, Giáo hạt Chí Hòa, Sài Gòn, là đây là lần thứ hai bà được trực tiếp nhìn thấy Giáo Hoàng.
“Kỳ Giáo Hoàng sang đi Myanmar năm 2017 tôi đã sang đó một lần để gặp Ngài. Đợt này Ngài đến Thái Lan, tôi nghe được chuyến đi vậy thì lòng nôn nao lắm, gia đình tôi có tổng cộng 10 người đi. Giáo Hoàng sang Thái Lan là vinh dự cho Thái Lan, mong Ngài đến thăm Việt Nam.”
Anh Trần Hữu, giáo xứ Tân Lâm, giáo hạt Văn Hạnh, Hà Tĩnh thì cho BBC hay rằng anh làm ở Thái Lan 10 năm và vừa bay về Việt Nam đưa vợ sang Thái gặp Giáo hoàng.
Vợ anh, chị Trần Thị Liên nói chị đã lê kế hoạch sắp xếp công việc gần một tháng để đi gặp Thánh Cha. Bế con nhỏ trên tay, anh Hữu nói: “Nếu đức Giáo Hoàng sang Việt Nam thì Ngài đi đâu gia đình tôi sẽ đến đó.”
“Không thể tin” được Giáo Hoàng bắt tay
Chiều 22/11, Giáo Hoàng Francis tiếp tục cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ thuộc trường trung học công giáo Assumption, nơi có sự tham gia của khoảng 7000 bạn trẻ, trong đó có nhiều bạn trẻ đến từ các giáo phận tại Việt Nam.
Khi chiếc xe chở Đức Giáo Hoàng lướt qua, hàng ngàn bạn trẻ hò reo, chìa tay ra mong được chạm vào Ngài. Trong đó, Phạm Đức Hương Tuyền, 14 tuổi, không ngờ cô là một trong số hiếm hoi được Giáo Hoàng bắt tay. Nhảy lên vì vui mừng và xúc động, Tuyền nói với BBC rằng cô là người Lào gốc Việt. Cô sang Thái Lan cùng các bạn Lào để mong gặp Đức Giáo Hoàng.
“Tôi không thể nào tin được. Hiện giờ tôi vẫn còn run rẩy. Được Giáo Hoàng bắt tay là niềm động viên lớn, là ơn phước với tôi. Sau này dù có gặp khó khăn gì thì tôi sẽ nhớ tới giây phút này để bước tiếp,” Tuyền nói. Hòa vào không khí náo nhiệt cùng khoảng 7000 bạn trẻ Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Đinh Thị Thu Huyền, 22 tuổi, từ Thanh Hóa, Nguyễn Cao Định, 25 tuổi, giáo phận Sài Gòn, Võ Hoàng Duy, 23 tuổi, giáo phận Mỹ Tho, cho hay họ là ba trong số ít ỏi 40 bạn trẻ trong đoàn từ Việt Nam tham dự sự kiện này và “không dấu nổi tự hào, hạnh phúc”.
Nguyễn Cao Định nói với BBC rằng “Đức Giáo Hoàng là vị Chủ chăn đứng đầu hội thánh, là động lực lớn để tôi tiếp tục dấn thân và tiếp tục có nhiều hoạt động cho giáo phận của mình.”
Hôm trước, khi phát biểu tại Thái Lan, Đức Giáo hoàng Francis đã nhắc đến 39 nạn nhân Việt Nam chết ở Anh trong thông điệp gửi giới trẻ Công giáo Việt Nam.
Ngài kết thúc bài phát biểu với lời nhắn gửi:
“Trước khi kết thúc, cha muốn cùng với các con, dâng lên Chúa, Cha giàu lòng thương xót, 39 nạn nhân Việt Nam di cư đã qua đời tại Anh trong tháng vừa qua. Thật rất đau lòng. Tất cả chúng ta cầu nguyện cho họ.”
Sinh năm 1936 ở Argentina, và có tên khai sinh là Jorge Mario Bergoglio, ngài là vị giáo hoàng thứ 266 của Công giáo La Mã, lên ngôi từ 2013.
Mỹ Hằng – BBC
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...