PHỤNG VỤ
Những việc mà phụng vụ khuyên làm trong mùa Phục sinh
(NSGH) Lần giở lại những gì Sách Lễ Roma nói đến trong các cử hành phụng vụ mùa Phục Sinh, người viết bài này nhận thấy một số điều thú vị mà phụng vụ thánh chỉ dẫn cho chúng ta. Nếu “luật cầu nguyện là luật đức tin” (lex orandi, lex credendi) thì chú tâm đến những điều mà phụng vụ hướng dẫn chúng ta cũng là cách chúng ta sống và tuyên xưng đức tin của chúng ta vào Đức Giêsu Kitô phục sinh.
- Cử hành phụng vụ cách long trọng:
– Những quy luật tổng quát về Năm Phụng Vụ và niên lịch số 22 ghi chú: “Năm mươi ngày từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi như một ngày lễ duy nhất, hơn thế, như một ‘đại chúa nhật’.”
– Hơn nữa, Những Quy Luật Tổng Quát về Năm Phụng Vụ và Niên Lịch ở số 5 nói rằng: “các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục Sinh chiếm vị trí ưu tiên trên mọi lễ kính Chúa và mọi lễ trọng”. Cũng bản văn này ghi chú ở số 24: “Tám ngày đầu mùa Phục Sinh là tuần Bát Nhật Phục Sinh và được cử hành như là các ngày lễ trọng kính Chúa”. Trong thực tế, xem ra, việc cử hành Tuần Bát Nhật Phục Sinh và mùa Phục Sinh cần được chú trọng hơn như phụng vụ mong ước, với những biểu hiện bên ngoài long trọng hơn trong cử hành, để xứng đáng với tính chất của mùa này. Chẳng hạn, việc ca hát cần được chú trọng hơn trong các phần của thánh lễ trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, vì mỗi ngày tương đương một lễ trọng kính Chúa. Vì vậy, nếu ngày thường chúng ta chỉ đọc bộ lễ, thì những ngày trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, nên hát bộ lễ long trọng.
– Ngoài ra, tính cách hân hoan và long trọng của toàn thể mùa Phục Sinh cho chúng ta lưu tâm để cử hành phụng vụ cách trọng thể hơn, một thực hành khác là sử dụng hương trầm. Quy Chế Tổng Quát số 235 viết rằng: “Có thể tùy nghi dùng hương trong bất cứ hình thức thánh lễ nào…” Vì vậy, những lễ trọng, hay những dịp long trọng, hương trầm nên được sử dụng để tăng thêm bầu khí thánh thiêng của việc phụng tự. Thánh lễ trên hết là một việc phụng thờ, để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu, chứ không phải là một sự kiện thế tục được thực hiện để thỏa mãn nhu cầu con người hay tệ hơn nữa là một bổn phận mà người ta phải làm cho xong để chu toàn bổn phận. Dĩ nhiên, đây không phải là điều bắt buộc, cũng tùy hoàn cảnh và nhu cầu của cộng đoàn. Nhưng nếu vị tư tế nào muốn sử dụng hương để các cử hành phụng vụ thêm long trọng trong mùa này, thực ra vị ấy chỉ đang chu toàn chính xác những gì phụng vụ mong ước mà thôi.
- Ưu tiên cho các tân tòng thực thi các tác vụ trong cộng đoàn:
a. Đọc lời nguyện chung:
Mùa Phục Sinh, nhất là Đêm Canh Thức Vượt Qua, là đỉnh cao của Năm Phụng Vụ. Cũng chính trong đêm thánh này mà các tân tòng được sinh ra khi họ được lãnh nhận các bí tích Khai Tâm Kitô giáo. Chữ Đỏ trong cử hành Đêm Canh Thức Vượt Qua ghi chú ở số 49: “Đọc lời nguyện cho mọi người. Đây là lần đầu tiên những người tân tòng tham dự lời nguyện này, nên dành phần tích cực cho họ.” Trong thực tế, nếu nơi nào có cử hành các bí tích Khai Tâm cho các dự tòng thì thường phần ưu tiên này sẽ dành cho các tân tòng ấy. Tuy nhiên, nếu giáo xứ không cử hành các bí tích Khai Tâm trong đêm này, có nên hiểu rằng tinh thần của phụng vụ vẫn muốn cho các tân tòng mới được rửa tội trong thời gian gần đó cũng được vinh dự lãnh phần ưu tiên này không? Có lẽ hiểu vậy cũng không sai mạch văn. Tuy nhiên, thông thường hình như người ta không để ý lắm đến những người tân tòng này, vì não trạng: “họ được rửa tội xong rồi, vậy là chúng ta đã chu toàn nhiệm vụ!”
b. Dâng của lễ:
Chữ Đỏ trong Canh thức Vượt Qua số 51 ghi chú: “Nên để cho các tân tòng dâng bánh rượu.” Thực tế, thánh lễ Đêm này khá dài nên người ta có xu hướng bỏ đi việc dâng của lễ. Trong khi đó lễ bổn mạng hội đoàn, giáo họ… thì chúng ta vẫn dâng lễ vật để thánh lễ được long trọng, còn việc dâng của lễ cho các tân tòng trong thánh lễ Đêm này vốn rất ý nghĩa, vì đó là lần đầu tiên họ được hòa nhập vào bầu khí của cộng đoàn phụng vụ, thì lại thường bị bỏ qua…
Một ví dụ nữa thật đáng tiếc khi bỏ qua việc dâng của lễ mà thường nhiều nơi vẫn còn. Đó là việc dâng của lễ trong Thánh Lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Về việc dâng của lễ, cách chung thì phụng vụ luôn khuyến khích. Tuy nhiên, trong nghi thức Thánh Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Chữ Đỏ số 9 ngày lễ này ghi chú: “Bắt đầu phụng vụ Thánh Thể, có thể cho giáo dân lên dâng của lễ dành cho người nghèo. Trong lúc đó, hát bài thánh ca sau đây (Ubi Caritas) hoặc bài khác thích hợp…” Vậy, việc dâng của lễ lúc này mang ý nghĩa đặc biệt, đó là của lễ của cả cộng đoàn được dâng lên trước Bàn Thờ Chúa trong suốt cả mùa chay, một mùa mà Giáo Hội dạy chúng ta làm việc bác ái (một trong ba việc lành truyền thống của mùa Chay). Nghi thức này ý nghĩa vậy, nhưng chúng ta thường lãng quên hay không muốn thực hiện, vì sợ dài dòng… Đáng lẽ, những gì phụng vụ ghi chú cách cụ thể, đó nên là điều chúng ta cần chú tâm.
- Rảy Nước Thánh:
– Trong Nghi Thức Thánh Lễ Có Giáo Dân Tham Dự, phần Hành Động Thống Hối, ghi chú Chữ Đỏ viết rằng: “Ngày Chúa Nhật, nhất là trong Mùa Phục Sinh, thay vì hành động thống hối chung này, có thể làm phép nước và rảy nước Thánh để tưởng niệm bí tích Rửa Tội theo công thức có ghi tại phần Phụ Lục II của Sách Lễ Roma”. Như vậy, phụng vụ khuyên nên rảy nước thánh trong mùa Phục Sinh. Dĩ nhiên, khuyên chứ không buộc.
Tại phần Phụ Lục của Sách Lễ, Chữ Đỏ ghi chú: “1. Nghi thức làm phép và rảy nước thánh có thể cử hành trong tất cả các thánh lễ Chúa Nhật, kể cả trường hợp thánh lễ này được cử hành chiều thứ bảy, và trong mọi nhà thờ và nhà nguyện”. Nếu cử hành nghi thức này, bỏ nghi thức thống hối đầu lễ và sau đó tiếp tục với kinh Vinh Danh.
– Việc rảy nước thánh có ý nghĩa nhất là trong Đêm Canh Thức và lễ chính ngày của thánh lễ Chúa Phục Sinh. Trong lễ chính ngày, nếu rảy nước thánh, sẽ dùng nước thánh đã được làm phép đêm hôm qua để nêu bật tính xuyên suốt của ngày lễ này. Còn những ngày khác, cần làm phép nước mới, không sử dụng nước đã làm phép mà bỏ qua nghi thức làm phép nước, hay làm phép lại cho nước thánh một lần nữa. Điều này đã được cha Mc Namara, một chuyên viên về phụng vụ giải đáp .
– Khi rảy nước thánh, dân chúng làm dấu thánh giá trên mình. Nếu nghi thức này không thường xuyên được cử hành, nhiều người cảm thấy lạ lẫm và đứng yên không biết làm gì trong nghi thức, trong khi nghi thức này đã tồn tại từ xa xưa trong truyền thống cổ kính của Giáo Hội và đáng được duy trì.
- Đọc kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ:
Số 19 của Nghi Thức Thánh Lễ Có Giáo Dân Tham Dự viết rằng: “Thay thế kinh Tin Kính Nicea – Constantinople, có thể đọc kinh Tin Kính khi rửa tội của Giáo Hội Roma quen gọi là kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ, nhất là trong mùa Chay và mùa Phục Sinh.” Vậy, kinh Tin Kính “ngắn” (Tôi tin kính Đức Chúa Trời) có thể được đọc thay thế kinh Tin Kính “dài”, nhất là trong mùa Phục Sinh. Sở dĩ Sách Lễ Roma phiên bản 2002 cho phép điều này, không phải để cho “tiện”, cho “nhanh”, nhưng để gợi nhớ truyền thống xa xưa của các dự tòng, những người sẽ phải trả kinh Tin Kính này cho Đức Giám Mục cách thuộc lòng trước khi có thể lãnh nhận các bí tích Khai Tâm Kitô giáo.
Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ cũng nhắc chúng ta về cội nguồn kho tàng đức tin của chúng ta, một đức tin “tông truyền” (được truyền lại từ các tông đồ), được gìn giữ như gia sản quý báu trao gửi cho chúng ta, để đến lượt chúng ta, chúng ta biết trao gửi cho con cháu mình bằng trách nhiệm giáo dục đức tin cho chúng cách cẩn thận.
- Hát Alleluia:
Những quy luật tổng quát về Năm Phụng Vụ và niên lịch ở số 22 ghi chú: “Năm mươi ngày từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi như một ngày lễ duy nhất, hơn thế, như một ‘đại chúa nhật’. Đặc biệt trong các ngày này hát Alleluia.” Đặc nét của mùa Phục Sinh là tiếng Alleluia được vang dội trong các bài thánh ca để mừng mầu nhiệm đáng kính và vĩ đại đang được cử hành trong đời sống Giáo Hội. Tiếng Alleluia mà Giáo Hội “kiêng khem” trong suốt mùa chay giờ đây được bật lên rộn rã. Chính vì vậy, các nhạc sĩ thánh ca nên trang hoàng các bài thánh ca mùa Phục Sinh bằng những tiếng Alleluia trang trọng và hân hoan. Hình như ở nhiều nơi, chủ đề Phục Sinh chỉ được nhấn mạnh trong Tuần Bát Nhật, còn các Chúa Nhật sau đó hình như đã “nhạt nhòa”. Không thấy hát những bài thánh ca vang dội Alleluia hay nói về chủ đề Chúa phục sinh mà chỉ toàn nói về chủ đề riêng của bài Tin Mừng tuần đó. Thực ra hát về chủ đề của bài Tin Mừng từng tuần không sai, nhưng không nên lãng quên bầu khí phụng vụ chung của mùa, đó là những bài ca ngợi Chúa phục sinh cùng với tiếng Alleluia vang dội. Do nguồn các bài thánh ca bị thiếu chăng? Có lẽ không thiếu những bài thánh ca có chủ đề về Chúa phục sinh, cũng như những bài thánh ca có chữ Alleluia được ngân vang. Hay vì chúng ta mau “chán” chủ đề này vậy sao, trong khi mầu nhiệm này được mừng trong cả năm mươi ngày?
Khi chúng ta cử hành mầu nhiệm phục sinh của Chúa, chúng ta cũng đang cử hành cuộc phục sinh của chính thân phận con người của chúng ta. Những gì chúng ta hát lên hay cử hành ở đời tạm này nói cho chúng ta phần nào về cuộc lễ muôn đời hoan hỷ Chúa dành cho những kẻ theo Người, như lời bài thánh ca “Chiên Vượt Qua” của linh mục nhạc sĩ Hoàng Kim, một ngọn đèn được khêu lên cháy đỏ niềm hy vọng:
ĐK: Chiên Vượt Qua của ta đã bị tế sinh. Alleluia! Chính là Đức Kitô, Alleluia ! Alleluia ! Alleluia !
- Tân lễ vượt qua, đây là lễ của Thánh Linh. Ôi lễ vượt qua của Chúa từ cõi chết đã phục sinh.
- Tân lễ vượt qua, lòng người thắm nở an hoà. Những cánh cửa nước Thiên Chúa, lại rộng mở đón chờ ta.
- Tân lễ vượt qua, này phòng yến tiệc linh đình. Chen chúc là bao thượng khách, đầy no bánh rượu trường sinh.
- Tân lễ vượt qua, đoàn người đã được tái sinh. Áo trắng mặc trên “người mới”, dự lễ cưới Chiên hiển vinh.
- Tân lễ vượt qua, người người thắp đèn linh hồn. Ánh sáng từ đây chẳng tắt, ngày càng thấy rạng ngời hơn.
- Tân lễ vượt qua, Kitô sống lại khải hoàn. Chính Chúa đã thắng thần chết, ban sức sống cho đoàn con.
- Tân lễ vượt qua, nguyện cầu Chúa hằng hộ phù, bênh đỡ chở che Hội Thánh, mà Chúa đã chuộc tội cho.
- Tân lễ vượt qua, dâng Thiên Chúa lời hát khen. Uy dũng hiển vinh quyền thế, ngàn thu trước sau. Amen.
Chúa Nhật III Phục Sinh
Con Chiên Nhỏ
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...