PHỤNG VỤ
Có được phép đốt nhang, vái lạy trước thi hài người quá cố không?
(CGOL) Nhiều người công giáo khi đến thăm, viếng linh cửu người thân, đồng nghiệp, bạn hữu, … thường băn khoăn: Cử chỉ đốt hương, vái lạy trước di ảnh, thi hài người quá cố theo phong tục địa phương có trái với đức tin Công Giáo không? Có được phép của Giáo Hội không?
Các văn bản của Giáo Hội
1. Sau khi được Tòa Thánh, qua Bộ Truyền Giáo chấp thuận (ngày 20/4/1964) cho phép áp dụng huấn thị Plane compertum est [1] về việc tôn kính tổ tiên, ngày 14/6/1965, tại Đà Lạt, Hội Đồng Giám mục Việt Nam ra Thông báo, trong đó nêu rõ tinh thần của Giáo Hội Công Giáo đối với nền văn hóa và truyền thống các dân tộc; và thể thức áp dụng huấn thị Plane compertum est [2].
Ở điểm 1, mục II của Thông báo này ghi (trích nguyên văn): “Nhiều hành vi cử chỉ xưa kia tại Việt Nam, có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì sự tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm tình, tập quán đã thay đổi nhiều, nên chỉ còn là những phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính đối với tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ. Những cử chỉ, thái độ, nghi lễ có tính cách thế tục, lịch sự và xã giao đó, Giáo Hội Công Giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích cho nó được diễn tả tả bằng những cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ và tùy theo trường hợp.
Vì thế, những cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự nó hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng là để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, trưng hoa đèn, tổ chức ngày kỵ, giỗ …) thì được thi hành và tham dự cách chủ động.”
2. Ngày 14/11/1974, sau khi chủ tọa khóa hội thảo VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc, tại Nha Trang, Hội Đồng Giám mục Miền Nam Việt Nam, ra Quyết nghị về Lễ nghi tôn kính ông bà tổ tiên.” [3].
Điểm 5 của Quyết nghi này ghi rõ, “Trong tang lễ được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố.”
Điều được phép
Căn cứ vào 2 văn bản nói trên, người công giáo được phép thực hiện những cử chỉ, thái độ và tham dự cách chủ động các nghi lễ tự nó hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng là để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ.
Cách riêng, trong tang lễ: cử chỉ đốt hương, vái lạy trước di ảnh, thi hài người quá cố là để tỏ lòng tôn kính người đã khuất, Giáo Hội không ngăn cấm mà còn khuyến khích nó được diễn tả cách xứng hợp.
Nhưng, Giáo Hội không thể chấp nhận cho người giáo hữu có những hành vi cử chỉ, hoặc tự nó, hoặc do hoàn cảnh có tính cách tôn giáo trái với giáo lý (như lễ nghi biểu lộ lòng phục tùng và sự lệ thuộc của mình đối với một thụ tạo nào đó như là đối với Thiên Chúa), hay những việc dị đoan rõ rệt (như đốt vàng mã), … [4].
Tôma Hoàng Kim Khánh
Chú thích:
[1]. Xem “Huấn thị Plane Compertum Est”, Bộ Truyền giáo, Hiêp Thông, HĐGMVN, số 110, năm 2019, tr. 95-97.
[2]. Xem “Thông báo của Hội Đồng Giám mục Việt Nam về Việc tôn kính tổ tiên”, Hiêp Thông, HĐGMVN, số 110, năm 2019, tr. 98-101.
[3]. Xem “Quyết nghị của HĐGMVN về lễ nghi tôn kính ông bà tổ tiên”, Hiêp Thông, HĐGMVN, số 110, năm 2019, tr. 102-103.
[4]. Thông báo của Hội Đồng Giám mục Việt Nam về Việc tôn kính tổ tiên, Đà Lạt, ngày 14/6/1965, Mục II, số 2.
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...