PHỤNG VỤ
Phải chăng ” Loan báo tin mừng” là một trong những phương thức truyền giáo ?
(CGOL) Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm lời giải cho bài toán về khái niệm ” loan báo tin mừng” mà bấy lâu nay nhiều người vẫn cho rằng ” loan báo tin mừng là truyền giáo” … ?
Nhiều người nghĩ rằng, “Loan báo Tin Mừng là Truyền giáo” hay “Truyền giáo là Loan báo Tin Mừng”. Chỉ trong một số trường hợp nào đó, ở một thời điểm nào đó, hiểu như thế là đúng. Vì vậy, thiết nghĩ, … người Kitô hữu, chúng ta cần minh định rõ hai công việc này.
Hình ảnh minh họa từ Internet
Đọc các đoạn Kinh thánh: Mc 16,14-18; Lc 24,36-49; Ga 20,19-23; Mt 28,16-20; và Cv 1,6-8, chúng ta thấy rõ:
1.Loan báo Tin Mừng (hay rao giảng Lời Chúa, ngày nay còn là Phúc Âm hóa) là công bố và đón nhận sứ điệp cứu độ của Chúa Giêsu Kitô tức công bố và đón nhận chính Chúa Giêsu. Người là quà tặng của Thiên Chúa Cha ban cho Giáo Hội và chúng ta, để rồi chúng ta trao tặng cho anh chị em của chúng ta.
Loan báo Tin Mừng nhắm cả ba loại đối tượng: những người chưa biết chưa tin Chúa; những người đã tin theo Chúa và đang sống đạo; những người đã tin Chúa nhưng nay đã bỏ Chúa và Giáo Hội (Tái loan báo Tin Mừng).
Ở đây, chúng ta chú ý, việc loan báo Tin Mừng không nhằm mục đích làm tăng số người gia nhập Giáo Hội, mà chủ yếu là làm cho ngày càng có nhiều người được nghe về Tin Mừng
2. Truyền giáo là loan báo Tin Mừng cho người chưa biết Chúa, và đưa họ vào Giáo Hội qua việc dạy Giáo lý, cử hành các Bí Tích nhập Đạo, và gia nhập cộng đoàn (x. Mt 28,16-20). Mục đích chính của việc truyền giáo là làm tăng số người gia nhập Giáo Hội.
Sứ mạng của Giáo hội.
“Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Con Thiên Chúa chính là Ðức Giêsu Kitô.
“Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người” (Kinh Tin Kính).
Rõ ràng, Đức Giêsu Kitô xuống thế, làm người với sứ mạng công bố Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa Cha, sứ vụ này của Ngài kết thúc bằng cuộc Tử nạn – Phục sinh – Lên trời của chính Ngài.
Và Giáo Hội do Đức Giêsu Kitô thiết lập ở trần gian tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20; 21), “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.” (Mc 16,15-16).
Giáo Hội, từ thời sơ khai có sứ mạng truyền giáo, sứ mạng này – là bản chất của Giáo Hội – không thay đổi đến ngày nay. Trong những thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, thì loan báo Tin Mừng là truyền giáo.
Các phương thức truyền giáo của Giáo Hội.
Toàn thể Dân Chúa được “sai đi” nên việc truyền giáo không bao giờ là công việc riêng của một cá nhân mà là công việc của toàn thể Giáo Hội được thi hành trong sự hiệp thông với toàn thể cộng đoàn Dân Chúa. Sứ mạng chỉ có một và chỉ nhắm tới một mục tiêu nhưng thực thi sứ mạng ấy mỗi người có phần trách nhiệm khác nhau, và tùy từng nơi từng lúc có những phương thức khác nhau.
Đọc hai văn kiện của Công đồng Vaticanô II: Hiến chế Lumen Gentium – Hiến chế Tín lý về Giáo Hội (ngày 21/11/1964), Sắc lệnh Ad Gentes – Sắc lệnh về Truyền giáo (ngày 07/12/1965); và hai văn kiện của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Thông điệp Redemptoris Missio – Sứ vụ Đấng Cứu Thế (ngày 07/12/1990), Tông huấn Ecclesia in Asia – Giáo Hội tại Á châu (ngày 06/11/1999) chúng ta thấy Giáo Hội đưa ra nhiều phương thức như: Loan báo Tin Mừng, Làm chứng nhân, Hội nhập Văn hóa, Đối thoại với mọi người, Hoạt động Bác ái Xã hội, Truyền thông xã hội, … để có thể hoàn thành sứ vụ truyền giáo của mình.
Như thế, loan báo Tin Mừng được hiểu là một trong những phương thức (hay đường lối) truyền giáo [*].
Tôma Hoàng Kim Khánh
Chú thích:
http://www.simonhoadalat.com/hochoi/giaohoivn/TruyenGiaoTaiVN/08TruyenGiaoBangLoanBao.htm
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...