PHỤNG VỤ
Giáo Hội còn buộc ăn chay kiêng thịt cách nghiêm ngặt như trước không ?
(CGOL) Đối với người công giáo, ăn chạy kiêng thịt không chỉ là một sự chế ngự có tính cách theo hình thức bên ngoài, nhưng còn là sự xuất phát tự trong đáy lòng, cùng với đó là một sự thay đổi lớn lao trong đời sống. Chính vì thế, mùa chay Giáo hội mời gọi mỗi con người nhìn nhận thân phận yếu đuối của mình, hãy giữ chay để biết mình là tro bụi chứ không phải giữ chay theo hình thức bề ngoài.
Giáo Hội còn buộc ăn chay kiêng thịt cách nghiêm ngặt như trước không? Đó là câu hỏi được rất nhiều người ngày nay đặc biệt quan tâm. Trong giới hạn của bài viết, xin trình bày một vài quan điểm.
Giáo luật số 1251 quy định: “Vào các ngày thứ sáu, nếu không trùng với ngày lễ trọng, thì phải giữ việc kiêng thịt hay kiêng miệt thức ăn khác theo Hội đồng Giám mục đã quy định. Vào thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần thánh kính nhớ sự Thương khó và Tử nạn của Chúa Giêsu Kitô, phải gữ việc kiêng thịt và ăn chay”.
Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã có quy định: Thay cho việc kiêng thịt vào mỗi thứ sáu hàng tuần, người tín hữu có thể làm một việc đạo đức như hy sinh hãm mình, bố thí, làm việc bác ái. Như vậy, trừ ngày thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần thánh, người tín hữu Việt Nam không còn buộc phải kiêng thịt vào ngày thứ sáu trong năm nữa. Tuy nhiên, nếu không kiêng thịt được ngày thứ sáu, ta nên thể hiện sự sám hối cách này hay cách khác trong ngày này.
Để hiểu được tinh thần ấy, thiết tưởng cần hiểu được ý nghĩa và mục đích của việc ăn chay kiêng thịt trong Giáo Hội. Niềm tin Kitô không phải là một hệ thống triết lý hay một nền luân lý và khổ chế. Trung tâm điểm của niềm tin Kitô chính là Chúa Giêsu Kitô, với hai biến cố chủ yếu trong cuộc đời của Ngài là cái chết trên thập giá và sự sống lại. Do đó, cuộc sống của người tín hữu thiết yếu không phải là một chuỗi những sự hãm dẹp thân xác mà chính là cố gắng tham dự vào sự sống của Chúa Kitô. Thánh Phaolô viết trong thư Galat: “Tôi chịu đóng đinh với Chúa Kitô nên tôi sống không còn là tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Vì thế, mục đích của ăn chay, kiêng thịt, hãm mình hay nói chung của khổ chế trong Kitô giáo, không nhằm trước tiên đến sự tự chủ, mà là từ bỏ chính mình để mỗi ngày được kết hiệp nên một với Chúa Kitô hơn.
Một trong những hình thức chính của khổ chế tương Kitô giáo cũng như trong hầu hết các tôn giáo, là sự ăn chay. Ăn chay trong Kitô giáo là nhịn ăn hoàn toàn hoặc một bữa ăn hay một vài thức ăn nào đó. Trong Cựu ước, ăn chay không nhằm một sự xoa dịu nào về tâm linh: người Do thái không ăn chay vì khinh chê vật chất. Kinh Thánh quan niệm của ăn như một quà tặng của Thiên Chúa, và ăn chay là nói lên sự lệ thuộc và phó thác của con người vàoThiên Chúa, nhất là khi gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Theo quan điểm bình dân, Phật tử ăn chay là vì muốn tránh quả báo luân hồi. Trong thuyết luân hồi, con người sau khi chết bị đày xuống địa ngục, sẽ bị đẩy làm ngã quỷ (ma đói), sau khi hối cải sẽ được làm súc sinh (loài vật), cuối cùng đầu thai trở lại làm người theo bánh xe luân hồi. Do đó, tu sĩ Phật Giáo hay nhiều Phật tử có thói quen ăn chay trường, tức là không ăn thịt và những thức ăn có máu, vì có thể sẽ ăn thịt người thân của mình trong kiếp súc sinh. Vào những ngày 1, 14, 15 và 30 âm lịch được coi là ngày mở cửa âm phủ, các linh hồn được tự do, những ngày đó Phật tử thường ăn chay. Nhưng đối với người Công Giáo, ăn chay là một trong ba hành vi được khuyên làm nhiều nhất cùng với việc cầu nguyện và bố thí, tín hữu giữ chay để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Qua việc ăn chay, con người cảm nghiệm được sự yếu đuối nơi bản thân mình trước mặt Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã khai mạc sứ vụ của Ngài bằng việc ăn chay. Qua cử chỉ này, Ngài muốn nói lên niềm tin tưởng phó thác của Ngài nơi Thiên Chúa Cha. Cũng trong tinh t
thần ấy, Ngài mời gọi các môn đệ Ngài ăn chay chờ đợi ngày trở lại vinh quang của Ngài. Do đó, việc ăn chay của kitô hữu hoàn toàn có tính cách cánh chung và Phục sinh. Nói khác đi, người kitô hữu ăn chay để nói lên niềm mong đợi Chúa đến. Điều này cũng được minh chứng qua việc giữ chay Thánh Thể tức kiêng ăn uống một giờ trước khi rước lễ cũng nói lên sự chờ đợi ấy.
Ngày nay việc ăn chay của Kitô giáo chỉ có ý nghĩa khi gắn liền tình yêu đối với tha nhân. Đó là lý do tại sao việc bố thí gắn liền với việc ăn chay. Bố thí hiểu theo đúng nghĩa không phải cho vài đồng xu nhỏ hoặc những đồng thừa thãi; bố thí chính là sống bác ái: bác ái trong lời nói, bác ái trong việc làm, bác ái trong trao ban chia sẻ, tha thứ; không có bác ái đi kèu, sự giữ chay trong Giáo Hội sẽ mất hết ý nghĩa.
Tại sao việc ăn chay kiêng thịt trong Giáo Hội lại được qui định vào một số ngày trong tuần và trong năm ?
Quy định này chỉ có thể hiểu được trong chính mầu nhiệm cứu độ mà thôi. Thiên Chúa của mạc khải là Thiên Chúa của lịch sử và nhập thể. Nói khác đi, mạc khải của Thiên Chúa và chương trình cứu rỗi của Ngài đã diễn ra trong thời gian, nghĩa là trong lịch sử của con người. Cụ thể, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô đã điễn ra trong những thời điểm nhất định. Cử hành mầu nhiệm đó, Giáo Hội hiện thực hóa tác động cứu rỗi của Thiên Chứa, đó là lý do tại sao Giáo Hội luôn công bố: “Hôm nay Chúa Kitô đã sinh ra”, “hôm nay Chúa Kitô đã chịu phép rửa, ‘Đêm nay Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết”, vv….Trong viễn tượng đó, Giáo Hội quy định một số ngày để tưởng nhớ đặc biệt công cuộc cứu rỗi của Chúa Kitô. Những ngày thứ sáu trong tuần được quy định là ngày ăn chay thống hối, vì Chúa Kitô đã chịu tử nạn trong ngày đó, bởi thế mà Giáo Hội không bao giờ lấy ngày Chúa nhật là ngày kỷ niệm Chúa sống lại để làm ngày ăn chay thống hối.
Dù luật chỉ buộc chay tịnh vào thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh vẫn khuyến khích các tín hữu ăn chay mọi ngày trong suốt mùa Chay hay các ngày thứ Sáu thuộc mùa này. Ngoài ra, nhằm mục đích thánh hóa ngày thứ Sáu, tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa diễn ra trong ngày này cũng như kết hợp sự hy sinh từ bỏ với hy tế của Chúa Kitô, Ðấng hiến mình cho nhân loại trên Thánh giá, việc kiêng thịt hay kiêng của ăn nào khác theo quy định của Hội đồng Giám mục phải được tuân giữ mọi ngày thứ Sáu trong năm.Chính vì thế, tại Việt Nam, Hội đồng Giám mục đã cho phép thay thế việc kiêng thịt bằng những thực hành như: đọc hay nghe một đoạn Lời Chúa, làm một việc hãm mình đền tội, bố thí, làm một việc công ích…
Tóm lại, ăn chay kiêng thịt là một thể hiện ý muốn của con người được tham dự vào mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, qua đó nhận ra sự yếu hèn của mình, khao khát được thông dự vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu Kitô; biết ăn năn thống hối, thực hành khổ chế và từ bỏ chính mình trong suốt mùa Chay cho nên việc ăn chay kiêng thịt trong Giáo Hội được gắn liền với việc thực thi bác ái. Bởi sống bác ái yêu thương đó là ý nghĩa cao cả của mùa Chay thánh./.
Trần Hà
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...