PHỤNG VỤ
Hội thánh nghĩ gì về việc kính nhớ ông bà tổ tiên ?
(CGOL) Người Việt thường vốn trọng ân nghĩa, việc kính nhớ ông bà tổ tiên chính là đạo làm người, bởi nó xuất phát từ lòng thành kính biết ơn xuất con cháu đối với những bậc đã sinh thành ra mình.
Kính nhớ ông bà tổ tiên là cái đạo của người dân Việt Nam. Chúng ta thường không hiểu cái đạo ấy như một tôn giáo có tổ chức, nhưng là đạo của con người, đạo của ân nghĩa. Ki-tô giáo trong giai đoạn khai sinh tại Việt Nam đã đón nhận đạo ấy như thế nào? Đây là một câu hỏi lớn mà nhiều người đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Đọc lại lịch sử Giáo hội, chúng ta thấy đã có một cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà truyền giáo về vấn đề này. Trước khi đến Việt Nam, các Cha dòng Tên đã đến truyền giáo tại Trung Hoa, vì nhiệt tình và vì đầu óc cởi mở, các ngài cũng muốn cho dân Trung Hoa cúng tế Khổng Tử và ông bà tổ tiên, vì theo các ngài, những lễ nghi cúng tế đối với các bậc thánh hiền của dân tộc cũng như ông bà tổ tiên là dấu bề ngoài của lòng biết ơn cung kính báo hiếu. Nhưng về sau, nhiều nhà truyền giáo thuộc các dòng khác, nhất là các cha thuộc Hội Thừa sai Balê cho rằng những lễ nghi ấy là rối đạo, chẳng khác gì những nghi lễ thờ cúng bụt thần ma quỷ.
Sự bất đồng ý kiến kéo dài nhiều năm và lôi kéo sự can thiệp của Toà thánh. Sắc lệnh năm 1715 của Đức Clêmantê XI và sắc lệnh năm 1742 của Đức Bênêđictô XIV vẫn cấm nhặt các tín hữu không được tham dự các nghi lễ thờ Khổng Tử và ông bà tổ tiên, vì cho đó là hoàn toàn dị đoan. Mãi đến năm 1939, Đức Piô XII mới cho công bố sắc lệnh công nhận rằng những lễ nghi thờ kính Khổng Tử và ông bà tổ tiên không phát là lễ nghi tôn giáo, mà chỉ là những biểu thị của lòng sùng bái chính đáng do đó người Công giáo có thể tham dự các lễ nghi ấy. Hội thảo lần thứ VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc, được tổ chực tại Nha Trang từ ngày 12 – 14/11/1974, các Giám mục chủ toạ khoá hội thảo đã đồng chấp thuận cho phổ biến việc thi hành trong toàn quốc, những quyết nghị của Ủy Ban Giám mục về Truyền Bá Phúc Âm ngày 14/6/1965, về các lễ nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên, như sau:
1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ đó không có bày biện gì mê tín dị đoan.
2. Việc đốt nhan hay đèn nến trên bàn thờ gia tiên hay bái lạy trước bàn thờ tổ tiên là những cử chỉ hiếu thảo tôn kính được phép làm.
3. Được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương, miễn là loại bỏ những gì mê tín dị đoan, như đốt vàng mã, giảm thiểu những lễ vật bày tỏ ý nghĩa thành kính biết ơn ông bà như đang hòa trái hương đèn.
4. Trong hôn lễ cô dâu chú rễ được làm lễ gia tiên trước bàn thờ tổ tiên, vì đó là nghĩ lễ tỏ lòng biết ơn hiếu kính trình diện với ông bà.
5. Trong tang lễ được bái lạy trước khi thi hài người quá cố để tỏ lòng cung kính người đã khuất, cũng ngư Giáo Hội cho phép đốt nến xông hương hoặc nghiêng minhg trước thi hài người quá cố.
6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thần hoàng, quen gọi là phúc thần tại đình làng, đee tỏ lòng kính những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc hay là những ân nhân của dân làng, chứ không vì mê tín đối với và yêu thần tà ma. Như vậy, Hội thánh mong muốn mỗi người con cái Chúa phải biết chu toàn đạo hiếu. Khi cha mẹ còn sống thì nghĩa cử hiếu thảo của người Công Giáo và không Công Giáo có thể coi như giống nhau: yêu mến, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ…
Trần Hà
(NSGH) Trong những ngày qua, các tỉnh miền Bắc của đất nước đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề...
(NSGH) Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, sắp được phong Chân Phước, đánh dấu một sự kiện đặc biệt...
(NSGH) Hội ngộ di dân đến từ Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh tại Nagoya, Nhật Bản, lần 1 năm...
(CGOL) Như chúng ta đã biết, hiến tạng sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho người khác, đây...
(NSGH) Trong khoảng từ 130.000 tới 300.000 vị tử đạo anh hùng, Giáo Hội Việt Nam được hân hoan tôn...
(NSGH) Trong cuộc đời sứ vụ của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài đã nói đến quy luật được và mất....
(NSGH) Người Công Giáo chúng ta quá quen với Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước...
(NSGH) Trong những dịp lễ phong chức, khi chúc mừng các tân chức, người ta thường hay chúc các Cha...
(NSGH) Ngày 30/4 hàng năm, những người Công giáo Việt Nam, được kêu gọi hướng tâm trí và tấm lòng...
(NSGH) Lễ bế mạc tháng hoa tại Giáo xứ Phước Tường được tổ chức với các phần trình diễn dâng...
(NSGH) Mỗi khi tháng 5 tới, tâm thức của các Kitô hữu lại ùa về niềm hân hoan rạo rực...
(NSGH) Chuỗi hạt mân côi trong Đức tin Công giáo không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn...
(CGOL) Chuỗi Mân Côi là lời kinh tuyệt vời. Khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng với Mẹ Maria...
(CGOL) Tháng Mân Côi là tháng mà giáo hội Công giáo dành cho việc tôn vinh và dâng hiến cho...
(NSGH) Là tình nguyện viên của Hội Thừa sai Paris (MEP), từ tháng 10/2023 cô Marie Bouchard người Pháp, 22...
(CGOL) Đức Giêsu đi khắp nơi từ thành thị đến thôn quê, rao giảng dạy dỗ, hướng dẫn và đem...
(CGOL) Một người phụ nữ gọi điện cho tôi và nói mới quen người ở Thụy Sỹ. Họ tốt lắm...
(CGOL) - Trước khi về trời, Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo...
(CGOL) Nhân dịp, tĩnh tâm các linh mục tháng 11.2022 và thường huấn cho các ủy viên đặc trách loan...